27 tháng 7/009 năm nay có gì lạ?
Cứ mỗi năm,đúng ngày này, thông lệ là các cấp lãnh đạo, từ Trung Ương tới đia phương, đều thay nhau về các trại thương binh tập trung, các quân y viện...các gia đình có nhiều con em hy sinh vì Tổ Quốc để ủy lạo, tặng quà........Nhưng năm nay, một điều khác thường đã diễn ra xưa nay chưa từng có. Ngày thương binh liệt sỹ , ngoài việc đến thăm trại thương binh Bà rịa-Vũng Tầu (như đã hứa cách đây 4 năm) của TBT-NĐM, gần như toàn bộ các cấp lãnh đạo , các cơ quan báo chí, Đài, Tivi, cả nước đều tập trung vào việc vinh danh những người....đã chết, cái vế rất ít được nhấn mạnh từ xưa tới nay.
CHẾT ! VÌ SAO MÀ CHẾT? quả là khó nói!
Vậy mà lần này, người ta đã tổ chức thật là trang trọng những cái lễ tưởng nhớ những người con của đất nước đã ngã xuống ngay ở những nơi cực kỳ "nhạy cảm" làm xúc động cả triệu triệu lòng người... Và lần đầu tiên những con số trên 10.000 ngừoi ("phe ta") chết chỉ riêng ở thành cổ Quảng Trị mới được tiết lộ! Cũng là lần đầu tiên Chủ tịch nước NMT,phát biểu công khai khi tiếp những người còn sót lại ở cái trận địa giành đi giật lại này giữa "bên ta" va "bên nó"là :"Những sự hy sinh của các chiến sỹ anh hùng đó đã giúp ta ký kết được hiệp nghị Paris (!) mở đường cho công cuộc giải phóng miền Nam., giải phóng đất nước" (Thật tiếc là sau đó tớ tìm trên báo không thấy đăng toàn bộ bài nói này trừ một lần duy nhất ở trên VTV1, nên chỉ nhớ được đại ý chứ không trích dẫn được toàn văn)....
Và liên tục cả tuần là những cái chết của những đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong, những địa danh mới có tên hoặc không tên , thậm chí những "trọng điểm của trọng điểm" như trọng điểm trên đường 15A, Hương Khê-Hà Tĩnh (theo tướng Đồng sĩ Nguyên) mà ở đó "cả đại đội thanh niên xung phong đã "bốc hơi" nhưng cho đến nay vẫn chưa ai được công nhận là liệt sỹ"(?!) cũng được đưa lên Tivi, không còn ém nhẹm đi như cũ....
Tóm lại ,chưa bao giờ cái CHẾT được lôi ra ánh sáng , được đề cập công khai trên các phương tiện truyền thông như ngày 27 tháng 7/2009 năm nay. Quả là một bước "tiến bộ", một tư duy khá là "đổi mới" so với những thời đề cập đến cái chết coi như là....điểu cấm kỵ . Tớ , một thằng bị coi là "mất lập trường" khi viết "Qua sông lại nhớ con đò", sau khi kết thúc chiến tranh ở miền Bắc và "Những người trẻ mãi" sau 30-4-75, cứ tiếc ngẩn ,tiếc ngơ :Giá mà những bài đó lúc này tác giả của nó "không có vấn đề" thì thể nào người ta cũng dàn dựng lại hoành tráng hơn xưa....Ít nhất nó còn tình cảm tí chút,.... chứ việc gì mà lại cứ phải lên gân "Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam" rồi lại đủ thứ "Hành Quân! Tiến lên! Chiến thắng Đế Quốc Mỹ."...rất chi là "kiêu binh" như chương trình ca nhạc ở thành cổ Quảng Trị vừa rồi..hoặc ít nhất nếu ...thực sự đổi mới thì cũng cho báo chí được đăng công khai: " Tôi? Ai?" của thi sỹ họ Chế :Mậu thân 2000 người xuống đồng bằngChí một đêm còn lại có 30Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2000 người đóTôi! Người viết những câu thơ cổ võCa tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phongMột trong 30 người kia ở mặt trận về sau mười nămNgồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏQuán treo huân chương, đầy mọi cỡChả huân nào nuôi nổi người lính cũAi chịu trách nhiệm vậy?Lại chính tôi!Người lính cần một câu thơ giải đáp về đờiTôi ú ớNgười ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phongmà tôi xấu hổTôi chưa có câu thơ nào hôm nay giúp người ấy nuôi đàn con nhỏGiữa buồn tủi, chua cay vẫn có thể cười
Mong rằng sang năm hoặc sang năm nữa cả nước không còn phải "Truyền miệng nhau về "bài thơ xám hối" này! NHƯNG...VUI LÀ VUI VẬY KẺO MÀ...
Lý do:
1- Thấy những lễ lạt hoành tráng, có cả sư sãi cầu siêu, thả đèn trôi sông ra biển, bỗng dưng tớ nhớ lại những đơn vị, những bạn bè tớ đã ngã xuông trong cuộc Kháng chiến Trường kỳ chống Pháp năm xưa. Hình như ,ngoài chiến thắng Điện Biên, chẳng có một ai, kể cả lãnh đạo (có lẽ họ còn quá trẻ để biết những thành tích này?) nhắc đến những đơn vị như Đại đi Ký con, những "Đoàn Quân Tây Tiến không mọc tóc", những "anh hùng địa lôi chiến của đường số 5", những chiến tích bắt sống Charton, Le Page trên đường số 4....Riêng với tớ , chứng kiến tận mắt sự hy sinh đến người chiến sỹ cuối cùng của cả một đội Tuyên Truyền xung phong của Đạo, cùng với Trung đội Bảo vệ nhà hát lớn Hải phòng của Nở.., của những những người thật sự chống xâm lược như Võ bá Hùng, Nguyễn Sơn Lâm.. của Phó Kỳ Năng, của Kỳ Vẩu, Kỳ Thềm, của Tử Giang, Từ Tâm, Minh Thái .....và bao nhiêu bạn bè đồng trang lứa khác mà càng thấy cái sự hy sinh của họ thật trong sáng, ngây thơ và cao cả biết bao! Gần hơn nữa là cuộc chiến của "Đặng toòng chí" dạy cho Việt Nam một bài học", cuộc chiến 1988 chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa., Bao nhiêu con tầu như H-604, H-605 đã bị kẻ thù đánh chim sau khi quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh?? Bao nhiêu chiến sỹ hải quân Việt Nam đã mãi mãi về với biển..như thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, thiếu Úy Trần văn Phương , Nguyễn văn Linh cùng 61 đồng đội đã không bao giờ trở lại đất liền vì bảo chỉ một bãi đá ngầm vì nó thuộc về Tổ Quốc (sau khi xem lại cảnh chiến đấu, tên tuổi, gia đình vợ con họ trên Google)..Lẽ nào chẳng có ai là một liệt sỹ, là anh hùng ? Vậy mà, chẳng một giòng chữ nào, một lời nói cảm ơn nào, chứ chưa nói đến tượng đài, lễ lạt, cầu siêu ...đối với họ trong dịp kỷ niệm liệt sỹ hoành trang hiếm có này cả! Tớ thật ngẹn ngào trong cổ họng khi nghĩ đến những sự bỏ quên dù cố ý hay vô tình này.! Lẽ nào những cái chết của họ thua những cái chết "buộc Mỹ ngụy phải ký kết hiệp định Paris" hay sao?
2- Tớ lại nghĩ tới giới văn nghệ sỹ đã ngã xuống vì quê hương đất nước trong kháng chiến chống Pháp. Tại sao trong những ngày 27/7, giới văn nghệ lại không làm những cuôc kỉ niệm để nhớ lại những người đã ra đi, dùng ngòi bút, cây cọ, tiếng đàn để góp phần đánh đuổi quân Pháp, giành độc lập cho tổ quốc và đã ngã xuống. Họ chưa hề được là "liệt sỹ" , những người như Tô Ngọc Vân, Trần Đăng, Hải Châu,... như đòan tuyên truyền văn nghệ chiến khu 3, như đòan văn công E48 (phiên hiệu này có thể tớ nhớ nhầm một con số do trí nhớ của tớ đã kém đi rất nhiều) bị thổ phỉ giết chết cả đòan,...đến những ngày 27 tháng 7 hàng năm, giới văn nghệ cứ liều tổ chức một buổi vinh danh họ thì hay biết mấy! Ai dám cấm chứ!
3- Tớ lại nghĩ tới lời nói của ông Võ Văn Kiệt: " Cứ 30/4 tới có triệu người vui thì có cả triệu người buồn" mà liên hệ tới ngày 27/7 bằng một câu như sau: " Cứ ngày 27/7 tới thì có triệu người buồn nhưng cũng cả triệu người... tủi hận. Đó là: Hàng triệu người ngã xuống ở phía bên kia. Ai cầu siêu? Ai thắp nhang cho họ?
CHẾT ! VÌ SAO MÀ CHẾT? quả là khó nói!
Vậy mà lần này, người ta đã tổ chức thật là trang trọng những cái lễ tưởng nhớ những người con của đất nước đã ngã xuống ngay ở những nơi cực kỳ "nhạy cảm" làm xúc động cả triệu triệu lòng người... Và lần đầu tiên những con số trên 10.000 ngừoi ("phe ta") chết chỉ riêng ở thành cổ Quảng Trị mới được tiết lộ! Cũng là lần đầu tiên Chủ tịch nước NMT,phát biểu công khai khi tiếp những người còn sót lại ở cái trận địa giành đi giật lại này giữa "bên ta" va "bên nó"là :"Những sự hy sinh của các chiến sỹ anh hùng đó đã giúp ta ký kết được hiệp nghị Paris (!) mở đường cho công cuộc giải phóng miền Nam., giải phóng đất nước" (Thật tiếc là sau đó tớ tìm trên báo không thấy đăng toàn bộ bài nói này trừ một lần duy nhất ở trên VTV1, nên chỉ nhớ được đại ý chứ không trích dẫn được toàn văn)....
Và liên tục cả tuần là những cái chết của những đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong, những địa danh mới có tên hoặc không tên , thậm chí những "trọng điểm của trọng điểm" như trọng điểm trên đường 15A, Hương Khê-Hà Tĩnh (theo tướng Đồng sĩ Nguyên) mà ở đó "cả đại đội thanh niên xung phong đã "bốc hơi" nhưng cho đến nay vẫn chưa ai được công nhận là liệt sỹ"(?!) cũng được đưa lên Tivi, không còn ém nhẹm đi như cũ....
Tóm lại ,chưa bao giờ cái CHẾT được lôi ra ánh sáng , được đề cập công khai trên các phương tiện truyền thông như ngày 27 tháng 7/2009 năm nay. Quả là một bước "tiến bộ", một tư duy khá là "đổi mới" so với những thời đề cập đến cái chết coi như là....điểu cấm kỵ . Tớ , một thằng bị coi là "mất lập trường" khi viết "Qua sông lại nhớ con đò", sau khi kết thúc chiến tranh ở miền Bắc và "Những người trẻ mãi" sau 30-4-75, cứ tiếc ngẩn ,tiếc ngơ :Giá mà những bài đó lúc này tác giả của nó "không có vấn đề" thì thể nào người ta cũng dàn dựng lại hoành tráng hơn xưa....Ít nhất nó còn tình cảm tí chút,.... chứ việc gì mà lại cứ phải lên gân "Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam" rồi lại đủ thứ "Hành Quân! Tiến lên! Chiến thắng Đế Quốc Mỹ."...rất chi là "kiêu binh" như chương trình ca nhạc ở thành cổ Quảng Trị vừa rồi..hoặc ít nhất nếu ...thực sự đổi mới thì cũng cho báo chí được đăng công khai: " Tôi? Ai?" của thi sỹ họ Chế :Mậu thân 2000 người xuống đồng bằngChí một đêm còn lại có 30Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2000 người đóTôi! Người viết những câu thơ cổ võCa tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phongMột trong 30 người kia ở mặt trận về sau mười nămNgồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏQuán treo huân chương, đầy mọi cỡChả huân nào nuôi nổi người lính cũAi chịu trách nhiệm vậy?Lại chính tôi!Người lính cần một câu thơ giải đáp về đờiTôi ú ớNgười ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phongmà tôi xấu hổTôi chưa có câu thơ nào hôm nay giúp người ấy nuôi đàn con nhỏGiữa buồn tủi, chua cay vẫn có thể cười
Mong rằng sang năm hoặc sang năm nữa cả nước không còn phải "Truyền miệng nhau về "bài thơ xám hối" này! NHƯNG...VUI LÀ VUI VẬY KẺO MÀ...
Lý do:
1- Thấy những lễ lạt hoành tráng, có cả sư sãi cầu siêu, thả đèn trôi sông ra biển, bỗng dưng tớ nhớ lại những đơn vị, những bạn bè tớ đã ngã xuông trong cuộc Kháng chiến Trường kỳ chống Pháp năm xưa. Hình như ,ngoài chiến thắng Điện Biên, chẳng có một ai, kể cả lãnh đạo (có lẽ họ còn quá trẻ để biết những thành tích này?) nhắc đến những đơn vị như Đại đi Ký con, những "Đoàn Quân Tây Tiến không mọc tóc", những "anh hùng địa lôi chiến của đường số 5", những chiến tích bắt sống Charton, Le Page trên đường số 4....Riêng với tớ , chứng kiến tận mắt sự hy sinh đến người chiến sỹ cuối cùng của cả một đội Tuyên Truyền xung phong của Đạo, cùng với Trung đội Bảo vệ nhà hát lớn Hải phòng của Nở.., của những những người thật sự chống xâm lược như Võ bá Hùng, Nguyễn Sơn Lâm.. của Phó Kỳ Năng, của Kỳ Vẩu, Kỳ Thềm, của Tử Giang, Từ Tâm, Minh Thái .....và bao nhiêu bạn bè đồng trang lứa khác mà càng thấy cái sự hy sinh của họ thật trong sáng, ngây thơ và cao cả biết bao! Gần hơn nữa là cuộc chiến của "Đặng toòng chí" dạy cho Việt Nam một bài học", cuộc chiến 1988 chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa., Bao nhiêu con tầu như H-604, H-605 đã bị kẻ thù đánh chim sau khi quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh?? Bao nhiêu chiến sỹ hải quân Việt Nam đã mãi mãi về với biển..như thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, thiếu Úy Trần văn Phương , Nguyễn văn Linh cùng 61 đồng đội đã không bao giờ trở lại đất liền vì bảo chỉ một bãi đá ngầm vì nó thuộc về Tổ Quốc (sau khi xem lại cảnh chiến đấu, tên tuổi, gia đình vợ con họ trên Google)..Lẽ nào chẳng có ai là một liệt sỹ, là anh hùng ? Vậy mà, chẳng một giòng chữ nào, một lời nói cảm ơn nào, chứ chưa nói đến tượng đài, lễ lạt, cầu siêu ...đối với họ trong dịp kỷ niệm liệt sỹ hoành trang hiếm có này cả! Tớ thật ngẹn ngào trong cổ họng khi nghĩ đến những sự bỏ quên dù cố ý hay vô tình này.! Lẽ nào những cái chết của họ thua những cái chết "buộc Mỹ ngụy phải ký kết hiệp định Paris" hay sao?
2- Tớ lại nghĩ tới giới văn nghệ sỹ đã ngã xuống vì quê hương đất nước trong kháng chiến chống Pháp. Tại sao trong những ngày 27/7, giới văn nghệ lại không làm những cuôc kỉ niệm để nhớ lại những người đã ra đi, dùng ngòi bút, cây cọ, tiếng đàn để góp phần đánh đuổi quân Pháp, giành độc lập cho tổ quốc và đã ngã xuống. Họ chưa hề được là "liệt sỹ" , những người như Tô Ngọc Vân, Trần Đăng, Hải Châu,... như đòan tuyên truyền văn nghệ chiến khu 3, như đòan văn công E48 (phiên hiệu này có thể tớ nhớ nhầm một con số do trí nhớ của tớ đã kém đi rất nhiều) bị thổ phỉ giết chết cả đòan,...đến những ngày 27 tháng 7 hàng năm, giới văn nghệ cứ liều tổ chức một buổi vinh danh họ thì hay biết mấy! Ai dám cấm chứ!
3- Tớ lại nghĩ tới lời nói của ông Võ Văn Kiệt: " Cứ 30/4 tới có triệu người vui thì có cả triệu người buồn" mà liên hệ tới ngày 27/7 bằng một câu như sau: " Cứ ngày 27/7 tới thì có triệu người buồn nhưng cũng cả triệu người... tủi hận. Đó là: Hàng triệu người ngã xuống ở phía bên kia. Ai cầu siêu? Ai thắp nhang cho họ?
Và tớ chợt nhớ tới một bà mẹ ở một làng . "........(?)Thủy" (tớ quên béng mất rồi) gần thành phố Cần Thơ có một bi kịch điển hình cho bi kịch chung của đất nước...
Mẹ Sáu có một ông chồng tập kết, sau đi B rồi hi sinh cho phía "bên này", chưa kịp trở về thăm lại vợ con sau 25 năm xa cách, và một đứa con đi quân dịch hi sinh cho phía "bên kia". Khi ngày thương binh liệt sỹ tới, bà bèn đưa gói quà tặng của "lãnh đạo" địa phương lên bàn thờ có ảnh cả 2 người xì xụp vái lạy mà mong ước rằng một ngày nào đó nước ta sẽ có một ngày "kỉ niệm chung những đứa con chung của tổ quốc Việt Nam" đã hi sinh cho độc lập, cho tự do cuả đất nước. Vô tình tớ đã có mặt tai nhà mẹ Sáu đúng vào cái ngày thương binh liệt sỹ năm ấy để hiểu được nỗi đau của Mẹ Việt nam, nghe những lời mong ước đơn sơ của mẹ, đại diện cho cả triệu người mẹ Miền Nam khác mà "sáng ra một vấn đề" rất giản đơn mà các nhà chính trị đều có đủ thứ lý lẽ quanh co, rắc rối để biện bạch cho các cuộc chiến mà mình phát động hoặc bị dính líu ! Mơ ước này của mẹ Sáu và của tớ rất có thể sẽ trở thành sự thực. Bao giờ? Bao giờ?... hở các bạn?
44 Comments
drvoland wrote on Jul 28, '09 Bác ơi người ta làm lễ cho người sống thôi, người chết là hết. Người chết ai cần lễ lạt làm gì đâu. Những người vừa cầm súng vừa cầm bút thì cái tâm cũng khác, họ nghĩ đến tương lai của con cháu, của đất nước, tiền lễ lạt để lo cho người sống người nghèo, người khổ thì hơn. Chỉ cần trong lòng mọi người còn nhớ đến họ là họ cũng vui vẻ nơi chín suối rồi. |
sea2com wrote on Jul 28, '09 Sai lầm nghiêm trọng nhất của người CS sau ngày 30/4/75 là đặt vị trí của người lính VNCH ở bên kia bờ vực của hận thù. Họ đã không có được cái nhìn ở tầm cao như Abraham Lincohn và quân đội miền Bắc (Mỹ) khi coi sự hy sinh của cả 2 miền đều là mất mát chung của dân tộc, là cái giá phải trả cho Tự Do của cả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Đó là sự khác biệt! |
424923 wrote on Jul 28, '09 Cong San Vietnam muon xoa bo han thù chien tranh, bang co là da bat tay de nhan tien vien tro cua My thi tai sao khong bao gio nghi toi nhung cai chet cua nhung nguoi linh viet Nam cong hoà de tuong niem hoac cho xay dung lai nghia trang Bien Hoà. Chac là quan thay Trung cong khong cho phep chang ? |
vietdoclap wrote on Jul 28, '09 Mong ước rằng, ngày 17 tháng 2 sang năm và mãi mãi sau này, mặc kệ Đảng và Nhà nước của ai đó, chúng ta sẽ vinh danh và tưởng nhớ đến chiến sỹ và đồng bào ta đã ngã xuống trong cuộc chiến "dạy-học" này. Có lẽ năm nay, phong trào "phản động" trên Internet ở VN chưa thật sự mạnh, nhưng lực lượng đó đang dần lớn lên và mạnh lên từng ngày từng giờ. Hy vọng rằng kể từ năm sau, chúng ta sẽ có được 1 Đảng đối lập thực sự, cho dù nó chỉ tồn tại trên mạng Internet nhưng quyền lực là tối cao, quyền-lực-của-nhân-dân. |
xixon1999 wrote on Jul 29, '09 Mến chào bác Tô Hải. Thấy bác cho ra tuần ký đều đều, hy vọng bác vẫn khoẻ. Cháu đang tìm thông tin về điều ông NMT phát biểu: hy sinh các chiến sĩ bộ đội để giúp ký kết hiệp định Paris. Bác hoặc các bạn nào tìm thấy thì cho cháu cái link nhé. Cháu muốn đọc để hiểu thêm những sự thật mà cháu chưa được biết. Về chuyện người thân ở phía "bên này"hay "bên kia", cháu nghĩ rất nhiều gia đình VN ở trong trường hợp này. Gia đình cháu cũng vậy, bố cháu thì theo VC, còn các chú thì theo "nguỵ". Bên ngoại thì đa số là "VC nằm vùng" còn bên nội thì các chú, các bác cũng leo lên những chức vụ khá cao trong chính quyền SG. Sau năm 1975 người ở "bên này" trở về thì thương tích đầy mình, có người bị cụt tay, cụt chân, có người người thì lên bàn thờ ngồi mà không biết xác ở đâu. Còn bên nội thì các chú, các bác đi "cải tạo" mút mùa lệ thuỷ! Người nhà tưởng là đi "học tập" 10 bữa, nửa tháng như lời người ta nói, nhưng có ông bác đi hơn 10 năm mới về (ông bác này rất may còn sống trở về, nhiều người bạn của ổng bỏ xác ở các trại giam vợ con không biết đâu mà tìm). Nghe mấy dì của cháu kể rằng mấy dì chưa từng biết mặt ông ngoại từ khi sinh ra cho tới lớn lên, đến khi sau cái ngày 30-04-75 không biết ở đâu ông trở về (vì ông "nằm vùng chống Mỹ"), trông người cha mà ngỡ như xa lạ. Còn mẹ cháu kể rằng sau năm 1975, ngôi làng của cháu sống rất ít đàn ông, người phía "bên này" trở về có người thì bị què quặt, có người thì nằm trên bàn thờ, còn người phía "bên kia" thì chuyển hộ khẩu thường trú vô trong các trại "cải tạo". Thật là oan nghiệt! Ở trường tụi cháu học rằng đó là cuộc chiến "giải phóng miền Nam", nhưng sao chẳng thấy người lính hay người dân từ hai phía được lợi lộc gì, chỉ thấy một nhóm người được hưởng quá nhiều quyền lợi vì quyền lực tập trung vào nhóm người đó quá nhiều. Cháu nghĩ phải gọi đó là cuộc chiến "huynh đệ tương tàn", "nồi da xáo thịt" hay "chiến tranh ý thức hệ" thì đúng hơn vì anh em bắn giết nhau, người Việt với người Việt cầm súng giết nhau để người ta đưa cả nước tiến lên CNXH để rồi sau đó tiến lên CNCS vì cái CNTB đang giãy chết (những điều cháu học ở trường). Cháu cũng đang chờ xem khi nào thì VN "leo lên" được CNXH, không biết cái CNXH nó như thế nào mà nó đã giết hơn 2 triệu người dân VN mình. Liệu tới cuối đời mình cháu có nhìn thấy được cái CNXH hình thù của nó ra sao để không phí công của cha ông mình đã đổ máu xương cho các bác ở Trung ương xây dựng CNXH. |
doquykhoa wrote on Jul 29, '09 chúc sức khoẻ bác! Cháu đã đọc hết cuốn hồi ký của bác, hy vọng nhiều ngưòi tìm đọc nó! Đúng là các thế hệ trước đổ quá nhiều sương máu, nghĩ lại con thấy sót sa quá, phải chăng đó là cái giá của độc lập tự do, mà ngày nay nào có tự do đâu, nhìn đâu cũng thấy bất công lan tràn. Hay tất cả những hy sinh ấy là vô ích? hay họ là nạn nhân của nhưng con buôn chiến tranh? |
quachkhiemnhu196 wrote on Jul 29, '09 có những người đã bị bỏ quên, nhưng trong lòng những ai đó thì họ vẫn còn tồn tại như những anh hùng thực sự. Chúc bác sức khỏe để tiếp tục cùng những người đồng chí hướng dùng ngòi bút để đấu tranh cho lý tưởng !!! |
long12345 wrote on Jul 29, '09, edited on Jul 29, '09 Chú viết rất thật. Hay. Bởi vì có những dẫn chứng rất sinh động. Nhưng, làm sao được hả chú, khi tất cả họ đều bỏ ngoài tai. Cháu là lớp hậu sinh, cũng rất phẫn nộ, nhất là tình hình thực tế hiện nay. Mọi giá trị đều bị đảo lộn. Người yêu nước, xót cho Hoàng Sa, Trường Sa bị Tàu chiếm khôgn dám thổ lộ tinh thân yêu nước ấy. Thật không thể hiểu nổi họ muốn gì. Cháu có cảm giác mình đang sống ở Việt Nam mà như đang sống ở Tàu. Chua chát quá. Làm gì bấy giờ?... Và, một câu hỏi lớn, mình sẽ đi về đâu? Con cháu mình sẽ đi về đâu. TB. Ai có biết đường link "hồi kí một thằng hèn" cho xin với. Cảm ơn nhiều |
letungchau wrote on Jul 29, '09 Mời bạn vào đây đọc (hoặc tải file) cuốn Hồi Ký của Ns Tô Hải : HỒI KÝ của một Thằng Hèn - TÔ HẢI |
minohoang wrote on Jul 29, '09 Tai lieu cua my cho biet : Chi can oanh tac that manh Hanoi them vai tuan nua la Viet Cong phai ky HD hoa binh Paris 1973. Nay bac NMT cho biet : Nho cho 10000 bo doi " BOC HOI " tai co thanh Quang Tri , giup cho ta ky duoc HD Paris Ca hai tai lieu deu cho thay : Hai ben deu muon ky HD Paris. Nhung lai loi dung XAC CHET cua dan MIEN BAC VN de ban thao Su that GHE TOM dang duoc dem ra anh sang HD hoa binh Paris quy dinh Viet cong va MY phai rut quan khoi mien Nam My thi rut VC thi dua them quan vao " LAM THIT " anh VNCH. Coi nhu khong co HD Paris Bac viet them nghe. Doc biet nhieu cai hay lam |
hieuseafarer wrote on Jul 29, '09 Họ một mặt kêu gọi đế quốc Mỹ viện trợ và đầu tư bằng những lời lẽ chiêu dụ như khép lại quá khứ chiến tranh. Kêu gọi "khúc ruột xa ngàn dặm" quên đi quá khứ hướng về quê hương. Mặt khác dịp 30/4 năm nào họ cũng tổ chức ăn mừng lễ kỷ niệm ngày đánh Mỹ cút, Ngụy nhào. TV mấy ngày này nhai đi nhai lại mấy thước phim tư liệu nói về những chiến công của anh bộ đội cụ Hồ, lên án tội ác của Mỹ-Ngụy. Còn vụ thảm sát tết Mậu Thân thì sao? Vậy thử hỏi khép lại quá khứ chỗ nào, hòa giải dân tộc ở đâu? |
dinhtanluc wrote on Jul 29, '09 "Tất cả còn sống sót Chỉ riêng lẽ phải kia Đã biến đi đâu mất" (Đỗ Minh Tuấn) http://thachhan.wordpress.com/199505-la-xanh-r%C6%A1i-r%E1%BB%A5ngbu%E1%BB%93n-kho-la-vang/ |
letuynh wrote on Jul 29, '09 Kính chào ông Trẻ! Con cũng mới bắt đầu đời trẻ, cũng còn mơ hồ về nhiều thứ lắm. Nhưng có lẽ con đang đồng cảm được với ông về cái tình yêu thương đồng loại. Chiến tranh là tội ác, mọi chủ nghĩa: CN Mác, CN thực dân, CN dân tộc...mọi học thuyết đều gây ra tội ác cả. Chỉ có tình yêu thương đồng loại không biên giới mới mang đến một sự êm ái trong sâu thẳm tâm hồn. Dân Tàu, dân Nguỵ, dân Việt Nam đều là những bầy cừu cho các nhà cầm quyền xua vào lò nướng của chiến tranh cả thôi...Cuộc sống đáng quý biết bao khi cái chết cận kề... |
tethein wrote on Jul 29, '09 Chia se cung bac Chi tai he`n ... ma ta phai bi nhu the nay, neu het hen ta se ....duoi co dangcuop, bon buondan hai nuoc, dam ban dat lam giau, 1 ngay noa ma dan ta het hen thi dangcuop se khong the nao ton tai..mong la ngay het HE`N sap den, mau den va ngay mai lai tuoi sang. nguoi chet va nguoi song chi la 1 cong cu de boncuop tiep tuc CUOP, chung quy cung tai HE`N ma 85 trieu dan VIET phai chiu muon ngan dau kho. MOng thay ngay dat nuoc het nguoi HE`N. |
tethein wrote on Jul 29, '09 ......tiep nua.. bay gio van con he`n thi noi gi den thoi gian cua bac, chung ta cung vi h`en ma bo qua bao nhieu co hoi, tu luc Cha NguyenvanLy den cac ban tre hoc sinh vien dung len bieu tinh, nay den nhatho tam toa hy vong se het he`n vi ta khong co`n nhieu cohoi nua. dung de DangCUOP chen ep ,ap dat, dung de DangCUOP de doa bat bo chung co the bat 10 nguoi ,100 nguoi , hang van nguoi nhung ca DANTOC thi chung khong the bat het het duoc. Mong lam thay hon 80 trieu dong bao cung hon 2trieu tro lai tu DANGCUOP se dap tan con bi cuc cua dan toc, tat ca deu het HE`N. |
xixon1999 wrote on Jul 29, '09 Quyển "Hồi ký của một thằng hèn" có ở đây: http://pvhai.blogspot.com/2009/06/download-hoi-ky-cua-mot-thang-hen.html Mình đã đọc được khoảng 100 trang và nhận xét rằng đây là quyển sách không thể bỏ qua. Các bạn vào đọc để thấy được cái dã man, tàn bạo của chế độ, nhất là thời kỳ cải cách ruộng đất mà chúng ta đã biết qua lời kể của bác Bùi Tín, Nguyễn Minh Cần, Vũ Thư Hiên, Hữu Loan...cũng như của những người lớn tuổi từ phía "bên này" hay "bên kia" kể lại. |
businesshoa wrote on Jul 30, '09 chữ nhỏ và chằng chịt quá bác ơi :( Khi nào bác kể chuyện về Nhân Văn Giải Phẩm và ông Tố Hữu đi. |
tung1977 wrote on Jul 30, '09 Kính chào bác Tô Hải, Từ tối hôm qua cho đến lúc cháu đang ngồi viết comment trên blog của bác, cháu đã đọc hết cuốn "Hồi ký của một thằng hèn" do bác viết. Cháu tin tác phẩm của bác sẽ là những tư liệu quý để chúng cháu hiểu thêm nữa về lịch sử, để tìm hiểu sự thật. Bản thân cháu rất thích tìm hiểu những tư liệu như vậy, để hiểu, và để nói cho những người chưa biết. Cháu thuộc thế hệ sau giải phóng, không làm trong hệ thống nhà nước, hiện cũng đã trưởng thành và đi đây đi đó làm việc khắp nơi. Ra nước ngoài thấy mình là "người Việt Nam" mà buồn. Tất nhiên, không phải buồn vì là người Việt Nam, mà buồn vì chế độ này đã làm cho chúng ta trở nên nghèo và hèn như thế nào. Ngay như Thái Lan đây thôi, không biết đến bao giờ chúng ta có thể có được như họ. Cháu cũng như bác, tin tưởng sự thay đổi đang đến rất gần. Internet quả là một sự phát minh vĩ đại, và nó sẽ góp phần quan trọng vào sự thay đổi của đất nước chúng ta. Quan trọng là 80% dân nghèo ở vùng quê họ được tiếp cận đến thông tin nhiều hơn... chứ không phải chỉ được "nhồi nhét" những thông tin tuyên truyền một chiều rồi suốt ngày thưởng thức những phim ảnh TQ, HQ lãng xẹt, rồi những chương trình ca nhạc rẻ tiền.. Cháu tìm và tra được blog của bác. Cháu thích cách bác xưng "Tớ" trong mỗi câu chuyện và bài viết. Rất gần gũi... Chúc bác trẻ, và khỏe. Cháu Tùng. |
ainamquandenmuicamau wrote on Jul 31, '09 Chau chuc ong Hai (ong thu Hai phai khong?) "ca`ng viet ca`ng sung" de viet khoe viet nhieu de hau the biet nhieu hon, ro hon ve lich su VN hau ban the ky 20. Theo chau, do la giai doan den toi, buon tham nhat trong lich su VN. |
rirom wrote on Jul 31, '09 Moi cac ban vao day de doc bai cua mot ong cuu nghi si VNCH chui ong To Hai: http://danchimviet.com/articles/1326/1/Nhng-chuyn-khong-au-vao-au/Page1.html va doc cac comments rat vui |
tommythuyen wrote on Jul 31, '09, edited on Jul 31, '09 @Rirom: "Chuyện không đâu vào đâu" đối với một người này chưa chắc đã là "Chuyện không đâu vào đâu" đối với người khác. Đối với một số người phải vào tù, phải chết thì mới là đấu tranh , đối với một số người khác thì "sống" để mà đấu tranh. Tự do chọn lựa con đường con đường mình đi để đạt được kết quả cuối cùng đâu nhất thiết phải là con đường của người khác đã đi qua. |
patriotnamviet wrote on Aug 2, '09 Kính thưa bác Tô Hải, cháu rất thích bài hát "Nụ cười sơn cước" của bác. Hèn ký thập cửu chương cháu cũng đã nghiên cứu rồi. Nhưng chế độ này còn tồn tại lâu vì trong số 83 triệu dân thì có bao nhiêu phần trăm hiểu biết và dám đứng lên phản đổi? Bác có thể dự đoán đến khoảng năm nào thì sẽ không còn CS ở VN? Ở VN đâu chả có tai mắt của CS! Cháu không làm chính trị mà chỉ quan tâm đến thời cuộc và đất nước |
arizonacowboy wrote on Aug 2, '09 Đọc Hồi Ký của Ông Ngoại mới thấy sự hy sinh của những chiến binh miền Nam là không uổng phí trong 20 năm chống đỡ hoạ Cộng Sản . Nếu miền Nam thất thủ từ những năm 60, 68 thì khủng khiếp thật .CS sẽ tắm máu , đập đầu, thanh lọc sắc tộc như tụi Polpot, Mao , giống như Đại Nhảy vọt, cách mạng văn hoá. Ông ngoại đọc cái bài dưới đây xem có đúng không. Viết về ông Hồ, ông Diệm, Ông Nhu., hiệp định Genève HỒI KÝ LINH MỤC CAO VĂN LUẬN - BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1960 -1945 http://www.vantuyen.net/?view=story&subjectid=25194 |
toixauholanguoivn wrote on Aug 2, '09, edited on Aug 2, '09 xin mến chào Bác TH & quý đồng hương VN! cháu đọc bài viết của bác trên (hiểu ngược + hiểu xuôi..) cháu thấy Người Việt ta cả trong lẫn ngoài tổ quốc, từ nhà nước cho đến thường dân, ai ai cũng chưa thoát ra khỏi cái quá khứ (của cuộc chiến cận đại..) người VN ta luôn sống trong quá khứ và sống vì quá khứ... , đó là một lỗi rất trầm trọng khó tiến bước trong tương lai. một bên luôn luôn tổ chức này nọ (cầu siêu....tưởng nhớ....anh hùng dân tộc..v..v) một bên thì luôn vinh danh, tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh...chào cờ+duyệt binh rầm rộ tại nơi đất khách quê người.... Cháu thấy rằng tất cả các nước trên thế giới nước nào cũng có những tranh sử thương đau chứ không riêng gì Việt nam ta, vậy mà họ đã vượt qua được quá khứ, còn dân tộc Ta vẫn còn mải mê trong giấc mộng. cháu nghĩ rất nhiều và luôn tự hỏi rằng lớp Cha, Chú , Ông Bà..v..v làm như vậy để làm gì ? bây giờ đã là thế kỷ 21 rồi, chúng ta có cần sống với hiện tại không? có toan tính cho tương lai của dân tộc hay không? hiện tại VN thế nào ? tương lai VN sẽ ra sao? Nội lực dân tộc để chống lại các thế lực cường quyền có hay chưa ?... thế giới bên ngoài họ đã lên đến cung Trăng rồi mà dân tộc ta vẫn còn nở nụ cười (trong mơ) vẫn chưa chịu tỉnh dậy. thời gian sẽ không bao giờ dừng lại. lịch sử cũng thế đúng không bác Tô hải? Cái gì đã qua thì nên để cho nó trôi theo giời gian và đó cũng là quy luật tự nhiên mà bác. cháu thấy hai con mắt của Việt nam hình như là mọc đằng sau gáy thì phải hì hì hì cháu ghé thăm bác và quý bạn và để lại chút suy tư của mình, cháu mong bác và các bạn thông cảm cho người xấu này nhe nếu có gì không đúng xin quý vị bỏ qua cháu chúc bác và tất cả cuối tuần vui vẻ |
luongkhanh wrote on Aug 2, '09 Các bạn muốn xem video clip of chủ tịch nước nói về hiệp định Paris, xin mời: http://www.youtube.com/watch?v=37u6KEedXzg |
luongkhanh wrote on Aug 2, '09 Đọc những bình luận trên ĐCV về bài viêt của TBN viết về cuốn hồi ký của bác Tô Hải thật hay mà cũng thật chết cười. Cha này viết bài không coi ngày rồi. Bao nhiêu người đã lên tiếng hộ bác rồi đấy bác Hải ạ, bác cũng chăng cần ra tay làm gì. |
huongxuan wrote on Aug 3, '09 Gửi cháu toixauholanguoivn: đừng thất vọng khi những tín hiệu vui cho dân tộc Việt Nam đang hiện ở khắp nơi. Ở Mỹ, quân lực VNCH chỉ tổ chức lễ tưởng niệm 1 - 2 lần trong năm bằng tiền của chính họ (và quyên góp một ít) nhằm tương trợ binh sĩ VNCH. Còn tại Việt Nam, bọn Việt Cộng tổ chức 5-7 lần (30/4, 27/7, 19/8, 2/9, Tết Dương Lịch, Tết Âm Lịch, ...) bằng tiền thuế của dân nghèo. Bọn Việt Cộng còn tổ chức ăn [nhậu] mừng những ngày này nữa đấy, cháu biết không? Bọn Việt Cộng bán nước buôn dân run lắm rồi. Vì lòng tham không đáy, bọn này phản bội lại dân tộc Việt Nam. Ngày tàn của chúng đang đến kìa. Ghé blog anh Châu Xuân Nguyễn xem nhé: http://chauxuannguyen.multiply.com/journal/item/53 Nội bộ dảng cộng sản rung động rất dữ, Ủy Viên trung ương cũng áp lực rất mạnh đến 15 thằng Bộ Chính Trị rồi, cố gắng giữ áp lực thì bọn nó sẽ bung thôi, tôi sẽ đưa ra ý kiến về những mục tiêu tới (những mục tiêu và ý kiến của tôi trg quá khứ là chính xác, các bạn có nhận thấy điều này hay không ??) Chúng ta chiến thắng 1 phần lớn rồi vì sự nhượng bộ này là vô tiền khoáng hậu, 15 thằng này sợ lòng dân rồi và tiên đoán của tôi là 100 tù chính trị sẽ dc thả ra với chiêu bài “Đảng Khoan Hồng nhân ngày 02.09.09”. Bất cứ lý do gì, tất cả những ng đấu tranh dân chủ ra khỏi ngục tù cộng sản là ngày vui rất lớn của tôi, nhìn thất sự tự do trở lại của LS Lê cong Định, Nguyen Tiến Trung, LS Lê thị Công Nhân, Linh Mục Nguyen Van Lý, LS Nguyễn văn Đài và hang trăm người khác nữa....... |
huongxuan wrote on Aug 3, '09 Tin nóng nhất trong tháng 7: Báo Tuổi Trẻ sáng 3/8/2009 đã giật tít nổi bật về miễn học phí: Từ năm 2010: Miễn học phí cả 3 cấp học: mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở. http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=323454&ChannelID=3 Sau 2 tuần lễ tranh luận căng thẳng và nghiêm túc, Quốc Hội đã thông qua dự luật miễn học phí từ lớp mẫu giáo đến hết lớp 9. Luật này có hiệu lực từ năm học 2010-2011. Với luật mới này, khoảng 420.000 học sinh của khoảng 300.000 gia đình không phải đóng học phí. Phần thu từ thuế xuất khẩu dầu thô sẽ bù đắp cho khoản miễn học phí này. Thật ra, mong muốn miễn học phí đã có từ thời ông Hồ chưa chết, nhưng nay mới thực hiện được. Đây là một bước tiến lớn trong nền giáo dục Việt Nam dựa trên điều VI của http://hienphapvietnam.org ĐIỀU VI: TỰ DO HỌC HỎI Phần 1: Toàn bộ nền giáo dục do chính phủ quốc gia quản trị. Phần 2: Không một thầy cô nào bị buộc phải dạy tôn giáo trái ý muốn họ. Phần 3: Trường tư không được thiên vị về tôn giáo, sắc tộc. Phần 4: Giáo dục từ mẫu giáo đến lớp 9 hoàn toàn miễn phí và bắt buộc. Phần 5: Ít nhất 20% ngân quỹ quốc gia và thành phố phải được chi dụng cho giáo dục. |
vanganh wrote on Aug 4, '09 Đồng hành cùng Nguyễn Tiến Trung, kêu gọi thả tự do cho NTT http://vanganh.multiply.com/journal/item/17/17 Con người xót xa đau đớn không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của những người tốt. M.L.King |
nguyen2 wrote on Aug 4, '09 Bác Tô Hải viết về nỗi đau của người mẹ Việt mất con trong cuộc chiến. Dưới đây là bài thơ góp nhặt tâm trạng người làm thơ trước cảnh mất mẹ của em bé Việt nơi hải ngoại. Vâng, mẹ Việt Nam đã chết từ ngày đó. Mẹ chết để cho con thơ được sống. Sống lưu lạc nơi xứ lạ quê người. Giàu, nghèo, vinh, nhục, xấu, đẹp, tội lỗi, thánh khiết…đủ cả! Tất cả đều diễn ra nơi xứ người từ ngày mẹ Việt chết tức, chết tủi. Mẹ chết để cho con sống. Mẹ chỉ cần con sống dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Con được sống là mẹ vui. Mẹ không màng gì hết, dầu mẹ phải chết. Tình tang! Tình tang! Dâng đời một khúc đoạn tràng! Dòng lệ chứa chan Máu xương xây dựng thiên đàng làm chi? Tìng tang! Tình tang! Xự, cống, xê, xàng… Xê, xự, xàng, liu… Dâng đời khúc nhạc buồn hiu Quê hương con đã tiêu điều mấy phen Lẻ loi khúc nhạc say men Máu hồng rỏ ngón ảo huyền đêm nao? Những oan hồn lại lao xao Nương theo tiếng nhạc lần vào phòng khuya Lệ oán đầm đìa Một đời tử biệt Những dây oan nghiệt Đứt phựt trên đàn Mênh mang…Mênh mang… Lệ mãi tuôn tràn Cung điệu vỡ tan Em bé Việt Nam trong phòng vắng Nhớ ngày biển động xa mẹ cha Quê hương em chẳng còn ông bà Vạn dặm đời một kiếp bôn ba Em cười hiu hắt trên tan vỡ Thấy mẹ về đan bản nhạc vui Cho con mang dâng hiến cho đời Tiếng con vượt qua bao biển sóng Réo gọi lương tâm xây dựng tình người Hỡi người nghệ sĩ! Viết lời nhạc thơ Bút xưa lầm lỡ Mực đen đổi sang màu máu lệ từ đây Lòng dạ tơi bời hoảng hốt nhìn những đổi thay Trông nhân thế miệt mài đổ vỡ Và người ơi! Mỗi chữ mỗi lời Là máu đổ thịt rơi Là xác người trôi trên biển xa vời Là lửa đỏ đốt tan đời tươi thắm Khổ cực lầm than Muôn nghìn cay đắng Dân lành cắn răng cúi mặt đành cam Nhưng những chữ những lời của sự gian tham Từ những người biết hiểu Viết chuyện gần xa, đại tiểu Bằng máu lệ người dân Kết điệu đan vần Vàng son huyền ảo Vì chút hư danh Và những từ ngữ hảo Cho đời thêm đớn đau Ôi! muối xát ruột bào! Xót lắm ai ơi! … Bác Tô Hải viết về người mẹ giỗ con. Bài thơ trên nói về những đứa con mất mẹ hay đang nghĩ rằng mẹ Việt Nam đã chết cho mình mình được sống, dầu phải sống lưu lạc xứ người. Xin chia sẻ với bác bài thơ trên và hy vọng nó nói được một khía cạnh khác của bối cảnh Việt Nam đương đại. |
ngocuong1960 wrote on Aug 4, '09 " Cứ ngày 27/7 tới thì có triệu người buồn nhưng cũng cả triệu người... tủi hận, Đó là: Hàng triệu người ngã xuống ở phía bên kia. " Câu này quá đúng, bởi chẳng có ai vui như lời Ông Kiệt trong ngày này khi thân nhân của họ đã chết dù cho phía nào.... |
nguhanhsonn wrote on Aug 4, '09 Hồi Ký Tô Hải Trần Khải Tác phẩm "Hồi Ký Của Một Thằng Hèn" của nhạc sĩ Tô Hải dự kiến sẽ được giới thiệu vào tuần sau ở Quận Cam thực sự đã vượt ra ngoài chức năng hồi ký: đây là các trang sách viết cho những thế hệ sau, rằng có một thời đất nước mình như thế, một thời theo chủ nghĩa cộng sản và bóp nghẹt mọi tự do của từng người dân và đã biến toàn dân trở thành một thứ nô lệ mới, nơi đó các chủ nô rao giảng một lý tưởng đầy máu và nứơc mắt. Tác giả viết và ý thức rằng mình chắc chắn sẽ bị công an vùì dập thô bạo, nhưng ông lo sợ rằng sự im lặng của ông sẽ làm kéo dài thêm cái chế độ CS phi nhân này. Không hèn tí nào, nhạc sĩ Tô Hải đã rời tay đàn, ngồi vào bàn máy vi tính và gõ xuống những dòng chữ ông biết là sẽ mang tai họa tới cho ông, nhớ tới những bạn đồng ngũ cùng đi kháng chiến từ thời mới lớn và rồi bị guồng máý đảng trấn áp, nhớ tới các bạn văn nghệ sĩ một thời đi giữa mưa bom ra trận chống Pháp và khi về Hà Nội lại bị lùa vào một dàn đồng ca vĩ đại, nhớ tới hàng triệu đồng bào bị đấu tố trong cải cách ruộng đất và chết oan ức… và như thế, ông viết với một ký ức gìn giữ từ nhiều thập niên, và từng chữ gõ xuống mang theo ước mơ rằng dân tộc Việt sẽ sớm thoát khỏi khổ nạn có tên là cộng sản này. Và như thế, nhạc sĩ Tô Hải đã lặng lẽ viết tập hồi ký trong nhiều năm. Giữ kín, giữ bí mật trong nhiều năm vì sợ công an trấn áp. Từng trang sách hiện lên màn hình vi tính lặng lẽ, và đã trở thành một bản giao hưởng không lời mà nhạc sĩ Tô Hảỉ muốn gửi lại đời sau. Như thế, không cần tới các nhạc khí và các dòng nhạc phức tạp, cuốn "Hồi Ký Của Một Thằng Hèn" của nhạc sĩ Tô Hải đã để lạị những âm vang tuyệt vời, hiển hiện cả một thời kinh hoàng của đất nước. Ngồi tại căn nhà ở vùng ngoạị ô Nha Trang, nhạc sĩ Tô Hải viết tập hồi ký để đời sau biết về, như trang 415: "Cái gọi là chủ nghĩa cộng sản chính là một tà giáó đaị bịp nhất trong lịch sử loàì người mà những tên lãnh tụ tối cao của chúng dựa vào để gây chiến tranh nồi da xáo thịt, để tiến hành âm mưu hiểm độc tiêu diệt mọi lòng tin khác, mọi nhận thức, mọi tình cảm, mọi tình yêu, kể cả lòng yêu nước của con người." (hết trích) Nhạc sĩ Tô Hải, tức Tô Đình Hải, sinh năm 1927 tại Hà Nội, học chữ và học nhạc ở các trường Công Giáo Hà Nội; mùa thu 1945 đậu xong Bac I (Tú Tài I chương trình Pháp) thì gia nhập Vệ Quốc Đoàn, tốt nghiệp hai trường Quân Chính Nguyễn Huệ Khóa I và Lục Quân Trần Quốc Tuấn Khóa V. Nhờ có tài năng âm nhạc, ông trở thành một nhạc sĩ cho cuộc kháng chiến chống Pháp, và đã sáng tác hàng trăm ca khúc, trong đó có những bản nổi tiếng như Nụ Cười Sơn Cước, Trở Lại Đô Thành… được trao tặng nhiều giaỉ thưởng, huân chương, huy chương do các nhân vật như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đức Lương… ký. Lời giới thiệu của nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ghi thêm về tác giả Tô Hải: "Hiện nay, ở tuổi 83, ông sống tại Sài Gòn, bệnh tật, di chuyển khó khăn, nhưng 'vẫn làm việc nằm' bên computer và là blogger già nhất nước kêu gọi sự thức tỉnh từ bỏ chế độ Cộng Sản để tìm lại sự sống cho người dân đã bị hủy hoaị từ mùa Thu 1945." (hết trích) Tập Hồi Ký này không ai có thể trích dẫn mà nói lên cho đầy đủ những hình ảnh của đất nước được ghi lại trên trang giấy. Cuốn sách 540 trang chứa đựng nhiều thông tin tới mức không thể noí cho gọn. Nơi đây, chúng ta ghi lại một phần về lời nhạc sĩ Tổ Hải kể về hoạ sĩ Dương Bích Liên (1924-1988), người đã tuyệt thực tới chết để bày tỏ tinh thần phản kháng chế độ. Như ở trang 515, nhạc sĩ Tô Hải kể lại về họa sĩ Dương Bích Liên: "Đó là lần đầu ở nước Việt Nam có một văn nghệ sĩ xin ra khỏi Đảng rồi tự tử (hay tự xử mình) bằng cách nhịn ăn, chỉ uống rượu trong 30 ngày, tiêu hủy toàn bộ tác phẩm còn lưu giữ, taì liệu, thư từ, bản thảo, ghi chép… để ra đi không một lời nhắn nhủ gì cho bạn bè, hậu thế… "Phải chăng vì ông đã trót 'được' (hoặc 'bị') trao giaỉ thưởng cao nhất cuả Nhà Nước (giải thưởng Hồ Chí Minh) mà cái chết của ông phaỉ xếp vào loaị chết bình thường?" (hết trích) Nơi các trang sau, nhạc sĩ Tổ Hảỉ kể tiếp về họa sĩ Dương Bích Liên: "…Ông, người họa sĩ Không Chịu Đánh Mất Cái Tôi mà chọn con đường câm lặng cho đến lúc về với hư vô! Xin lỗi hương hồn ông, may là ông không vợ con nên tớ được thoaỉ mái viết tất cả những gì suy nghĩ về ông mà không sợ bị kiện ra tòa, kể cả Ban Xét Duyệt Giải Thưởng Hồ Chí Minh nếu bây giờ mới té ngửa ra là: ông là họa sĩ duy nhất Không Có Một Tác Phẩm Nào Phục Vụ Cách Mạng Cả… …ông xứng đáng được tôn vinh nhất trong giới văn nghệ sĩ Miền Bắc vì đã chọn con đường Sống Vì Nghệ Thuật Đích Thực, là 'ngươì đầu tiên không haì lòng với cac1 tác phẩm, với công việc sáng tạo của bản thân và tự kết thúc cuộc đời mình bằng cac1h nhịn ăn…' (Trích Dương Bích Liên của Nguyễn Hào Hải và Trần Hậu Tuấn. NXB Mỹ Thuật 2003) cho đến chết… 'mọi niềm tin trong ông đều đổ vỡ dần. Và điều kinh khủng đối với ông là ông vẫn sáng suốt để chứng kiến sự đổ vỡ từng ngày.' (Trích như trên) … Ông sáng suốt đốt hết tài liệu, thư từ, ghi chép và còn biết dặn lại người bạn thân nhất của ông, nhà nghiên cứu triết học Nguyễn Hào Hải là 'có nguyện vọng muốn được ra đi trong lặng lẽ, đưa tang có lẽ chỉ cần đặt quan tài lên một cỗ xe ngựa đơn sơ, và rời thành phố vào sáng sớm, theo tiễn chỉ cần một đứa trẻ ăn mặc chỉnh tề…' (Trích như trên)… … Với tớ, Dương Bích Liên là người nghệ sĩ đích thực, đau khổ và dũng cảm duy nhất của miền Bắc Việt Nam." (hết trích) Nhạc sĩ Tô Hải giảỉ thích rằng, "…suốt hai cuộc kháng chiến kéo dài 30 năm, tuy 'đi theo Cách Mạng,' Dương Bích Liên chẳng hề có tác phẩm nào 'chiến đấu và sản xuất' cả, ngoaì tấm Bác Hồ Qua Suối mà khi xem thấy cứ buồn ơi là buồn: một ông già đơn độc và một con ngựa nhỏ tí giữa bạt ngàn rừng xanh xám và một dòng suối hung dữ! Không bóng người nào bên cạnh ông già?" (trang 518) Nhạc sĩ Tô Hải kể, họa sĩ Dương Bích Liên được cử lên sống bên cạnh ông Hồ ba tháng để vẽ "Bác," nhưng Dương Bích Liên chỉ có một bản ghi chép, không bao giờ trở thành tác phẩm. Trong khánh chiến chống Pháp, chẳng để lại gì, và trong "cuộc chiến chống Mỹ," Dương Bích Liên đi thực tế dưới bom đạn cùng các hoạ sĩ nổi tiếng thì "khi trở về, ông chỉ có một Chiều Biên Giới, mà theo tớ, nó buồn đến lạnh người, không một màu sáng, trừ mấy cọng cỏ lau bị gió thổi sắp đổ ngã về phía bên kia biên giới không một bóng người… Tác phẩm dính líu đến chiến tranh nhất lại là 'tác phẩm có vấn đề' nhất! Đó là Hào. Tớ đứng rất lâu trứơc tác phẩm này để cố 'đọc' những gì mà tác giả muốn gửi gấm. Tớ chỉ thấy buồn và lạnh đến rùng mình! Lần đầu tiên, tới thấy trong tranh ông có bóng dáng Con Người. Nhưng là những con người bất động, súng không cầm tay mà đeo ngang lưng, chẳng ra tiến chẳng ra lùi, dường như chấp nhận số phận sẽ được 'hào' chôn vùi, những đường hào quá sạch có góc vuông y hệt những… quan tài!" (trang 518) Tác phẩm "Hồi Ký Của Một Thằng Hèn" của nhạc sĩ Tô Hải là muột cuốn sách cần đọc, cần để trong tủ sách gia đình và dặn con em mình đọc, để biết rằng đất nước của mình như thế. Trường hợp độc giả ở Nam California. Xin mời tới tham dự buổi sinh hoạt giới thiệu tác phẩm "Hồi Ký Của Một Thằng Hèn" của nhạc sĩ Tô Hải, từ 2 giờ đến 5 giờ chiều thứ Bảy, 13-6-2009. Tại hội trường nhật báo Người Việt 14772 Moran, Westminster, Nam California. Được biết, một số thân nhân của tác giả sẽ có mặt trong dịp này. Đây là một tập hồi ký chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lớn, không chỉ trong văn học sử sau này, mà còn cho tất cả những người đang mơ ước được sống tự do thực sự, dân chủ thực sự. |
luctieuthien wrote on Aug 31, '09 "kỉ niệm chung những đứa con chung của tổ quốc Việt Nam" nếu cháu là lãnh đạo cháu sẽ chọn 1 ngày tốt để kỉ niệm, đó là cách mà dân tộc VN mình quên đi thù hận. có thể nhiều người nhìn bề ngoài của blog cháu sẽ bảo cháu phe này hay hay phe kia nhưng chí thực rằng cháu ko bao h nghĩ tới chuyện chia phe, Tất cả là người Việt cùng dòng máu lạc hồng thì tại sao phải phe phái phải hận thù. cháu nghĩ hãy bỏ qua thù hận thì dân tộc mới có tương lai, mong ông hãy dùng khả năng của mình mà hàn gắn vết thương chiến tranh hàn gắn dân tộc. Cháu nghĩ đó mới là cách tốt nhất cho quê hương cho sơn hà xã tắc |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
- "Tô Hải Library" không chịu trách nhiệm về comment của bạn đọc.
- Hoan nghênh bạn đọc góp ý sát chủ đề mỗi Entry. Các comment "lạc đề" dù vô tình hay cố ý đều bị từ chối mà không cần báo trước.