Blog này là của một nhân chứng lịch sử đã 62 năm sống trong lừa dối và đi lừa dối mọi người. Blog này chỉ có nói lên sự thật, sự thật và sự thật. Blog tôi dành cho những người trẻ, hãy đọc và suy nghĩ về những gì mình đang chứng kiến trong cuộc sống....! không dành cho những kẻ HÈN, nghĩ một đằng làm một nẻo. Cấm những kẻ cơ hội, những tên phản động với Tổ Quốc tôi vào đây nói bậy!

Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010

Tuần kí số 11b

Tuần kí số 11b
(Đây báo chí Lề "bên phải" đưa tin....)

Đây! Báo chi "lề bên phải" đưa tin không có lợi cho 4 tốt,16 chữ vàng. Họ cũng đâu có hèn!
Nguồn: Vietnamnet
Lao động TQ quậy phá nhà dân ở công trường Nghi Sơn 
Một điều dễ nhận thấy ở đây là khu làm việc và nơi ở của công nhân Trung Quốc được tách biệt với khu dân cư địa phương, người ra vào được bảo vệ kiểm tra khá nghiêm ngặt, do giữa người dân địa phương và lao động Trung Quốc đã xảy ra nhiều vụ xô xát.
Xem video cảnh 200 lao động Trung Quốc gây náo loạn nhà dân ở Nghi Sơn, Thanh Hoá

Hàng trăm lao động quậy phá tại nhà dân
Giữa đợt nắng nóng đỉnh điểm, chúng tôi vượt gần 200 km dọc theo QL 1A từ Hà Nội tìm về khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa). Từ trung tâm khu kinh tế Nghi Sơn dọc theo tỉnh lộ 513 đi xe máy mất 30 phút đồng hồ, chúng tôi đã có mặt tại xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, nơi có đông công nhân Trung Quốc đang thi công nhà máy xi măng Nghi Sơn dây chuyền hai.
Đối diện với công trường đang thi công là khu ở tập trung của công nhân với hàng chục dãy nhà cấp bốn được bao tường xung quanh. Rất ít công nhân Việt Nam, chủ yếu là công nhân Trung Quốc đi thành từng đoàn về phía công trường đang thi công. Công việc của họ cũng chỉ là những việc phổ thông như lái máy cẩu, máy xúc…

Vẫn có khá đông số lao động Trung Quốc tại công trình thi công
nhà máy xi măng Nghi Sơn dây chuyền hai chưa có giấy phép lao động

Từ khi mở công trường, xung quanh nhà máy xi măng Nghi Sơn mọc lên đủ loại dịch vụ nhà nghỉ, quán cafe, karaoke, dịch vụ điện thoại…chủ yếu để phục vụ cho lao động và các chuyên gia người Trung Quốc. Công nhân Trung Quốc ở trong khu lán tập trung, còn các chuyên gia Trung Quốc rất ít người ở lẫn với công nhân, họ thường thuê nhà nghỉ làm nơi ở của mình.
Một điều dễ nhận thấy ở đây là khu làm việc và nơi ở của công nhân Trung Quốc được tách biệt với khu dân cư địa phương, người ra vào được bảo vệ kiểm tra khá nghiêm ngặt, do giữa người dân địa phương và lao động Trung Quốc ở đây từng xảy ra nhiều vụ xô xát, gây mất trật tự.
Vợ chồng anh Nguyễn Văn Len và chị Lê Thị Nghị ở thôn Bắc Hải (Hải Thượng) kể: Đúng vào đêm chung kết bóng đá AFF Cup, đội tuyển Việt Nam thắng đội tuyển Thái Lan, một lao động Trung Quốc say rượu vào quán nhà anh mua thuốc lá.
Do bất đồng ngôn ngữ nên người lao động Trung Quốc này đã đập bàn ghế, xé bao thuốc lá rồi quát tháo vợ anh. Vừa lúc đó anh Len về nhà, thấy thái độ ngang ngược của lao động Trung Quốc nên đã túm tay vị khách ngang ngược này đẩy ra khỏi quán. Bất ngờ anh Len bị vị khách này quay lại túm tóc đánh ngay tại quán của mình.

Anh Len (phải) và anh Đen (trái) hai nạn nhân của vụ ẩu đả
với công nhân Trung Quốc ngay tại nhà mình

Sự việc trở nên phức tạp hơn khi anh Len và người nhà chống trả lại thì vị khách này chạy về khu tập trung kéo thêm 40 lao động là người Trung Quốc đến. Sau đó, gần 200 lao động Trung Quốc tay cầm ống nước, gậy gộc đánh xe tải từ công trường ra lấy đèn rọi vào nhà anh Len đập phá, đánh bị thương nhiều người trong gia đình anh. Thậm chí hàng xóm qua can ngăn cũng bị rượt đánh.
Người bị đánh trọng thương nặng nhất là anh Nguyễn Văn Đen, em trai của anh Len. Hôm đó, vừa đi xe ôm chở khách về, nghe tin nhà anh trai bị lao động Trung Quốc đập phá, anh Đen đi xe máy đến thì bị 5 đến 6 lao động Trung Quốc xông tới đánh tới tấp, đập nát xe, mũ bảo hiểm, khiến anh bị gãy tay, chân và phải khâu 16 mũi trên trán, đầu.
Trước đó, người dân xã Hải Thượng còn bàn tán về việc công nhân Trung Quốc vào nhà hàng Đồng Thúy, thôn Bắc Hải ôm tivi ngang nhiên bước ra trước sự bất lực của chủ quán. Ông Hoàng Văn Chung, Trưởng công an xã Hải Thượng cho biết: “Chúng tôi chỉ nghe người dân kể lại sau khi ngồi uống cafe ở nhà hàng về, vì mất điện thoại, công nhân Trung Quốc quay lại quán tìm nhưng không thấy đâu nên đã ôm tivi của nhà hàng đi…”.

Tuỳ tiện bắt giữ người

Cũng vào tháng 11/2008, một đối tượng là dân địa phương trèo tường vào ăn trộm trong khu nhà ở của công nhân Trung Quốc thì bị bắt. Công nhân Trung Quốc không những không giao người cho công an địa phương mà còn tự ý trói đối tượng và treo lên qua đêm, sáng hôm sau mới chịu thả ra.

Sang làm công nhân xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn được 3 tháng,
Li Xung Thao đã lấy chị Nguyệt hơn mình 3 tuổi làm vợ

Vào ngày 24/4/2009, nhà thầu Trung Quốc bắt được 2 đối tượng là dân địa phương trộm cắp sắt. Khi công an xã Hải Thượng và công an đồn Nghi Sơn đến nhận người để điều tra thì họ không giao người mà đòi giữ lại xử lý riêng. Chưa hết, nhóm công nhân Trung Quốc còn tổ chức bao vây xe ô tô của đồn công an Nghi Sơn một tiếng đồng hồ rồi mới cho đi.
Mới đây nhất, vào ngày 26/4/2009, khoảng 30 công nhân Trung Quốc đã  kéo đến ban điều hành nhà thầu Hà Nội đánh một công nhân của nhà thầu này và yêu cầu bồi thường do va chạm giữa 2 người với nhau trong quá trình thi công.
Việc công nhân Trung Quốc nhậu say, đập phá hàng quán ở khu dân cư sát nhà máy xi măng Nghi Sơn cũng không phải chuyện hiếm.
Bà Hiệp, một chủ quán ăn ở gần đó cho biết: “Thời gian này còn đỡ, chứ trước đây lao động Trung Quốc vào ăn nhậu say không trả tiền rồi đập phá dọa nạt chủ quán xảy ra thường xuyên. Thậm chí, tối đến con gái trong làng còn không dám ra đường vì sợ lao động Trung Quốc say xỉn đuổi bắt dọa nạt…”.

Những “mối tình” ngang trái...

Trong khu tập trung của lao động Trung Quốc tại xã Hải Thượng, ngoài những người đem theo vợ sang, nhiều cặp đôi giữa lao động Trung Quốc với các cô gái Việt Nam đã tự đến với nhau bằng nhiều cách.
Li Xung Thao (28 tuổi) ở Hồ Bắc, Trung Quốc mới sang Việt Nam làm công nhân được 3 tháng. Ngay khi sang đến nơi, Thao đã được một nữ phiên dịch người Việt Nam làm mối cho quen với chị Lộc Thị Nguyệt hơn mình 3 tuổi ở huyện Như Thanh (Thanh Hóa). Mới đây, Thao và chị Nguyệt đã làm đám cưới ra mắt ở Việt Nam và hiện cả hai đang làm thủ tục để về Trung Quốc tổ chức.

Dù đã có vợ và 2 con nhưng Trang Lĩnh (trái) vẫn "cặp" với Đào (Phải).
Đào cho biết, Trang Lĩnh đang định cuối năm về bỏ vợ để sang sống với Đào

Hiện tại, Thao đang nghỉ dưỡng thương chân sau một tai nạn lao động trong khi thi công. Thao cho biết, chỉ khoảng 10 ngày nữa sẽ đưa vợ về Trung Quốc làm đám cưới và nghỉ dưỡng thương, sau này sẽ có dịp sẽ đưa vợ quay lại Việt Nam.
Cũng như chị Nguyệt, Nguyễn Thị Tâm (23 tuổi, ở xã Phú Sơn, huyện Tĩnh Gia) cũng đã làm đám cưới với A Dũng, một công nhân Trung Quốc đang làm thi công nhà máy xi măng Nghi Sơn. Nguyệt bảo, chồng Nguyệt sang đây cùng với bố mẹ và hiện cả ba người đang làm việc xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn.
Hỏi về việc tại khu tập trung này có bao nhiêu người lấy chồng Trung Quốc như cô, Nguyệt chỉ thẹn thùng rồi bảo: “Xung quanh em cũng có nhiều người lấy chồng Trung Quốc lắm, ít nhất đã có 3 đến 4 đôi chuẩn bị làm đám cưới rồi”.

Quán lều tranh của Đào thường xuyên là nơi tụ tập của
công nhân Trung Quốc với một số phụ nữ Việt Nam

Ngay tại cổng ra vào khu tập trung của lao động Trung Quốc, đã mấy tháng nay một túp lều tranh tạm bợ được Phan Thị Đào (23 tuổi, người xã Hải Thượng dựng lên làm quán bán thuốc nước, chủ yếu để phục vụ cho lao động Trung Quốc. Từ khi túp lều được dựng lên thì cũng là lúc người dân xung quanh nhà máy xi măng Nghi Sơn được chứng kiến chuyện "đi lại" giữa Đào và Trang Lĩnh (39 tuổi), một lao động lái máy xây dựng tại nhà máy xi măng Nghi Sơn, đến từ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Tạt vào quán nước là một túp lều trống huyếch, chúng tôi gặp Đào và Trang Lĩnh đang trò chuyện với nhau bằng tiếng Trung Quốc. Khi được hỏi về mối quan hệ của hai người, Đào cầm tay Trang Lĩnh nói: “Ông này đang có ý định với em. Nhiều lúc thấy ông ấy chân tình với mình em cũng thấy thương, nhưng biết ông ấy đã có vợ và hai con gái ở Trung Quốc rồi nên em cũng ngại, gia đình em lại phản đối kịch liệt. Ông ấy bảo với em cuối năm nay ông ấy về bỏ vợ rồi sang bên này kết hôn với em”.

Ban quản lý không nắm được lao động Trung Quốc

Chị Lê Thị Nhung, một người từng làm phiên dịch trong khu tập trung lao động Trung Quốc, nay vừa ra ngoài mở dịch vụ điện thoại phục vụ cho lao động Trung Quốc cho biết, hiện tại số lao động Trung Quốc có mặt tại công trình xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn vào khoảng 600 đến 700 người, trong đó có người đem theo cả vợ sang.

Cùng một công việc nhưng mức lương của lao động Trung Quốc
cao hơn mức lương của lao động Việt Nam

Tuy nhiên khi trao đổi với chúng tôi, ông Lê Tuân, Trưởng phòng quản lý doanh nghiệp và lao động, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn lại đưa ra con số chỉ 326 người. Trong đó, 98 lao động được cấp giấy phép, số ra hạn giấy phép lao động là 135, còn lại 93 lao động chưa được cấp giấy phép.
Nhưng ông Tuân cũng thừa nhận đây chỉ là con số nhà thầu xây dựng báo với nhà máy xi măng Nghi Sơn rồi nhà máy báo lên. "Còn thực tế, có người sang đi du lịch rồi ở lại tìm việc hay không thì Ban quản lý không thể nắm được" - ông Tuân chống chế.

NhatSyBaoThu: click vào xem vidéo và ảnh ngay kẻo bị bóc xuống mất,tớ đã cố gắng lắm mà không copy được ảnh và vidéo. Ai giúp tớ được đây? Thòong chí Hồ Tòa Cẩm, tham biện tại đại sứ Quán" ông Anh "đã cảnh cáo: Báo chí VN viết "không thân thiện" với họ rồi đó! Ôi! cái tên Hồ-tribunal-commissaire" này, đúng tự coi mình là tổongr- của tổng-tr...ổng biên tập báo chí VN rồi!Tức quá trời mà chưa ai viết gì trên 700 tờ "công cụ" của Đảng cả! Thế lày là thế lào???

Prev: tuần kí số 11 (Thử bàn về cái HÈN)
Next: tuần kí số 12 (Chết bà mày rồi!Chủ nghĩa tư bản ơi!)

----------

19 CommentsChronological   Reverse   Threaded

leehmblog wrote on Jul 9, '09
1. Cháu thấy tên bác trên báo CAND.
2. Cháu nghĩ nếu trả lời "Ở khu kinh tế này, nhà thầu giáo dục về luật pháp cho đối tượng lao động sang Việt Nam làm việc chưa tốt. Trách nhiệm chính vẫn là bên đối tác nước ngoài, vì khi họ đưa lao động sang thì phải am hiểu về pháp luật Việt Nam. Chưa am hiểu về pháp luật Việt Nam đó là thiếu sót của nhà thầu!" thế có nghĩa là công nhân TQ trước tới giờ nó vẫn nghĩ là qua mình đánh nhau thoải mái ? có phải không bác?

daugoi wrote on Jul 9, '09
Bác ơi. Đen thui đọc hổng nổi.

sea2com wrote on Jul 9, '09
Đen gì đâu, bác dùng theme này rõ ràng và dễ đọc hơn đó!
Mấy cái video kia đã up đầy trên Youtube rồi bác đừng lo!

tranng wrote on Jul 9, '09
Chắc trước khi qua Việt Nam, chúng được các Quan trên của chúng bảo: Tụi bay cứ có làm gì bên đó hoặc cứ thoải mái tác oai tác quái đi, đừng có lo, vì những thằng có uy quyền nhất ở đất nước đó, ngay cả Công an tới Quân đội nghe 2 chữ Trung Quốc là vãi cả ra quần, bác nhỉ

tranng wrote on Jul 9, '09
Hic hic, Vi phạm pháp luật Việt Nam là trách nhiệm nhà thầu, Cháu đố Bác sau câu nói đó họ làm gì?

holanhuong wrote on Jul 9, '09
Bác Tai Hổ, báo CAND lại xỉ vả bác típ kìa! Sang nhà con đọc cho nhanh.

tautang wrote on Jul 9, '09
không biết ông Hồ toả cẩm này ho hàng thế nào với hồ chí minh nhỉ ..
ma tại sao dang tên việt ng tất thành lại đi đổi thành họ tàu hồ hả bác ...

giavit wrote on Jul 11, '09
Hóa ra phải vượt tường lửa (firewall) mới vào thăm bác và các bác trong Multiply được. Xin thông báo với cả làng.

sea2com wrote on Jul 12, '09
Mời bác xem bài viết của một nhạc sĩ trẻ rất mến mộ bác:
Dục tính trong nhạc Trịnh

dotheydoit wrote on Jul 12, '09
Hay! Sao lâu nay không được nghe bài hát Tiếng hát người chiến sỹ biên thuỳ hả bác?

banconong wrote on Jul 13, '09, edited on Jul 13, '09
lâu quá không thấy, tưởng chú .....
cầu mong chú sống lâu để thấy cái party - đỉnh cao chí tọe này, chạy hết qua TQ như Vua Lê Chiêu Thống vậy

khanghoangbun wrote on Jul 13, '09
Hi Bác. Nhờ bác viết 1 entry về vụ Lê Công Định hoặc Nguyễn Tiến Trung đi bác. Cháu đang đọc cuốn "Mặt Thật" của Ông Bùi Tín, và thấy rằng chế độ này thật là "dễ sợ".

latieunhu wrote on Jul 13, '09
Bác Tai Hổ, báo CAND lại xỉ vả bác típ kìa! Sang nhà con đọc cho nhanh.
hihi... báo chí là "cái loa" bịp bợm ... nghe làm gì....

nguoihanoi008 wrote on Jul 13, '09
Sao minh ghét bọn Trung Cộng thế không biết.

nguoihanoi008 wrote on Jul 13, '09
Bác viết hồi ký thế này ko sợ con cháu bác bị các chú công an xã hội chủ nghĩa phiền nhiễu àh. Đúng là cướp đêm là bộ đội cướp ngày là quan tham.

hangiangdn wrote on Jul 14, '09
Cảm ơn bạn ghé thăm.

chat300475 wrote on Jul 14, '09
Đảng CSVN chuẩn bị ăn mừng lớn vì rằng thì là Việt Nam sẻ trở thành một tỉnh của Trung công, Tàu Phù ....hahaha !

newredwave wrote on Jul 16, '09
Bác ơi ! Sao khg thấy bọn CAVN đến kíu giúp dân mình ấy nhể ? Hay là bọn chúng chỉ ăn hiếp , bóc lột dân mình thôi ? Rõ là lũ hèn !

giomoi wrote on Nov 1, '09
Loạn lâu rồi cụ ạ! Ở Thuỷ Nguyên, Hải Phòng người ta còn không quản lý nổi mấy anh công nhân Trung Quốc vì...ngôn ngữ bất đồng và... không thể vào khu họ ở được!
Không biết ngài thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, cùng Bộ Công An đã có phương án quản lý hàng vạn anh công nhân Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam hay chưa!
Trong lịch sử thì Trung Quốc đã từng đưa lính đóng giả công nhân, phu mỏ sang đánh ta rồi đó!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

- "Tô Hải Library" không chịu trách nhiệm về comment của bạn đọc.
- Hoan nghênh bạn đọc góp ý sát chủ đề mỗi Entry. Các comment "lạc đề" dù vô tình hay cố ý đều bị từ chối mà không cần báo trước.