Blog này là của một nhân chứng lịch sử đã 62 năm sống trong lừa dối và đi lừa dối mọi người. Blog này chỉ có nói lên sự thật, sự thật và sự thật. Blog tôi dành cho những người trẻ, hãy đọc và suy nghĩ về những gì mình đang chứng kiến trong cuộc sống....! không dành cho những kẻ HÈN, nghĩ một đằng làm một nẻo. Cấm những kẻ cơ hội, những tên phản động với Tổ Quốc tôi vào đây nói bậy!

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010

Trả lời một vấn đề đặt ra bởi các friends trẻ mà tôi yêu

Trả lời một vấn đề đặt ra bởi các friends trẻ mà tôi yêu

VĂN HÓA ÂM NHẠC? Ở ĐÂU MÀ RA?
Hôm nay bác muốn đáp lại những tình cảm vô cùng quí giá mà một số đông blogger trẻ đã viết cho bác,yêu cầu bác "giúp đỡ" để có thể đứng vững trên lập trường của cáí Hay,cái Tốt,cái Đẹp,đặc biệt là những nhận thức đúng đắn trước tình hình "thị trường âm nhạc xô bồ,bát nháo,hay dở -dở hay lẫn lộn,lý luận bị bóp méo,tùy tiện như hiện nay.

Bác chẳng có học vị TS,GS.Bác cũng chẳng phải nhà ný nuận,ný sự gì.Nhưng bác có 81 năm sống ở trên đời,qua 5 chế độ chính trị...Bác được trải nghiệm bằng công việc,bằng sáng tác,bằng học tập làm nghề và làm người...Bác đã nếm đủ mùi vinh quang và cay đắng khi tự mình đi vào con đường âm nhạc, khi thả lòng mình vào những câu 'dệt thơ,tìm những cung yêu thương,tặng lòng trinh trắng của những bông hoa rừng đời đời không tàn với nhạc lòng tôi"(Nụ cười sơn cước"-viết năm 1947- ở tuổi 20)khi thơ văn không đủ sức nói lên nỗi lòng minh nữa(bác làm thơ rất sớm và đã được giấy mời đến lãnh tiền bản quyền của tờ báo nổi tiếng thập kỷ 40 với cái tên Thái Bình Dương-Thư đề "À monsieur Thai binh Duong,11 Miribel,Thái Bình)Nhưng cuối cùng bác đã chọn con đường âm nhạc sau khi được học hành tử tế ngay những ngày đầu hết chiến tranh chống Pháp.Lớp "nhạc sỹ bất đắc dĩ" trưởngthành trong khói lửa các bác đều nhận ra là:Đã hết thời cái giai đoạn sáng tác bản năng,hết thời cái giai đoạn "hét lên những khẩu hiệu","hô lên những nhiệm vụ" cũng trở thành "tác phẩm âm nhạc" rồi.Âm nhạc là một nghệ thuật đồng thời là một khoa học!Không những thế âm nhạc đâu chỉ là ca khúc!Vị vậy người ta phân biệt rất rõ composer và song- writer.Một composer có thể nổi tiếng cả về ca khúc.(trường hợp Schubert) Nhưng không bao giờ một người viết ca khúc có thể compose được một tác phẩm nhạc không lời,một nghệ thuật dùng âm thanh để nói lên ,hỷ nộ,ái,ố,hoan,lạc...và dùng nó để đi sâu vào trái tim người nghe,rồi từ trái tim lên khối óc và đôi khi tác động trực tiếp vào tư duy,vào hành động của con người!Lịch sử âm nhạc bất cứ nước nào mà các cháu đã được đọc,được học qua cũng là lịch sư âm nhạc không lời là chính.Ca khúc chỉ chiếm một phần hết sức nhỏ,thậm chí không đựoc nói đến.Đơn giản vì ca khúc hay ,còn lại với lịch sử đã trở thành dân ca và nằm ở mảng folklore.Tên tác giả nhiều khi cũng bị Nhân dân chiếm luôn!Một "Kéo thuyền trên sông Volga",một "Il était un petit navire",một Santa Lucia","Adíos muchasos"và cả đến những "Paloma",Guantanamera"sau này đôi khi cũng được giới thiệu là "dân ca"Nga,Ý,Pháp,Cuba!!!mà chẳng sao.Đấy là cái giá trị vĩnh cửu của những ca khúc mà lịch sử đã dành cho nó!Xung xướng biết bao,khi trong nhũng kho tàng dân ca Việt Nam sau này lại có những bài "dân ca mới" của các song- writer của Hội Nhạc sỹ Việt Nam đã qua đời hoặc đang còn sống.Nhưng,thật là đau lòng khi Lịch sử Việt Nam nước ta chỉ dừng lại ở ca khúc,dù ca khúc có đi vào lịch sử đi chăng nữa.Vi vậy lớp nhạc sỹ già các bác,ngay từ khi im tiếng súng lần đầu (1954)đã thấy được:Không học hành tử tế là chết!Và trong muôn vàn khó khăn,không dấu dốt,hàng loạt các nhạc sỹ nghiệp dư đã quyết tâm lao đầu vào học,học và học .Một số ,ngay sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc ,dù đi bộ,cũng vượt cả ngàn cây số sang Tầu,sang Tây (Hoàng Vân,Huy Du,Chu Minh,Nguyễn đinh Tích,Phạm đình Sáu,Hoàng Nguyễn,Hoàng Đạm...và sau này nhiều nhiều nhạc sỹ có tâm huyết (và có điều kiện) đều xuất ngoại để học nhạc thực sự.Một số không có điều kiện thì học ở trong nước bằng cách đóng cửa dạy nhau,hoặc mời chuyên gia có uy tín đên giảng dạy trong các trường nhạc,lớp bổ túc ngắn hạn ,dài hạn.Cho đến nay,mở cuốn "Nhạc Sỹ Việt Nam cận đâi"ra, bác đếm được trên 60 người đã được đi đào tạo chính quy ở nước ngoài và trên 200 người đã được ghi là "tốt nghiệp nhạc viện Hanội hoặc thành phố HCM".Nên nhớ là Bulgaria,theo lời của giáo sư Goléminoff,(thầy của Hoàng Việt)mà bác đã nói chuyên trực tiếp thì:Âm nhạc chuyên nghiệp Bulgaria,một nước lạc hậu hạng nhất châu Âu(Européens aux pieds nus")chỉ thực sự bắt đầu từ thập kỷ 50 và chỉ do có SÁU vị!(tất cả đều từ nước ngoài trở về)Trước đó, nước ông cũng chỉ có ca khúc và...ca khúc.Vậy mà cả gần trăm vị nhạc sỹ Việt Nam đành bó tay,lắc đầu trước tình hình "quay trở về với thời kỳ sáng tác nghiệp dư"(bài của NS Đặng Hữu Phúc viết trên Talawas gần đây).đành bất lực trước tình hình xuống cấp đến thê thảm của thị trường âm nhạc gần đây hay sao?Có nhiều cách giải thích nhưng một điều quan trọng bậc nhất mà, theo bác,Đó là trình độ văn hóa nói chung và trình độ văn hóa âm nhạc nói riêng của quần chúng cũng như bản thân người lãnh đạo,người sáng tạo nghệ thuật nước ta,quá thiếu thốn(để khỏi dùng chữ "đặc biệt dốt"về văn hóa âm nhạc.Trước những gì gọi là tuyệt tác ngàn đời của di sản âm nhạc thế giới,tuy không đến nỗi lên án là "văn hóa tư sản"là văn hóa phục vu quý tộc,phục vụ vua chúa phong kiến", không đến nỗi đốt tổng phổ của Beethoven,Bach,Haydn,Mozart...như ở một nước nào đó.Nhưng ,đầu tư vào việc nâng cao trình độ văn hóa âm nhạc lên cho toàn dân thì....không có một sự hiểu biết tối thiểu để đầu tư cho việc làm hết sức quan trọng này.Thậm chí có người có trách nhiệm đã có lần,khi thăm nhạc viện Hanội đã liều lĩnh đặt vấn đề;Tại sao Ta không học xừ,sang,cống,líu...của Ta mà lại cứ phải học đồ rê mi của Tây?Còn trên một tờ báo danh tiếng tại thành phố HCM,có một nhà báo đã viết một bài đề nghị xét lại chương trình giảng dạy tại Nhạc viện vì thành phố này xưa nay là "thủ đô của nhạc trẻ Đông nam Á(!?)"Vì vậy dạy viết sonate,giao hưởng,opera..dạy kèn cor,trombone,tuba,contre-basse...là...vô ích!Đáng buồn hơn là ngay trong giới nhạc không ít người, do mị dân,do cơ hội hay do quá dốt nát về âm nhạc cũng lại đề cao vai trò của cái gọi là quần chúng mà tự dìm mình cũng như dìm quần chúng vào cái "ao tù muôn thuở của ca khúc",đề cao ca khúc là "đặc thù",là "thế mạnh",là "đặc điểm nổi bật",là "không thể thay thế"của âm nhạcViêtnam.Họ dựa trên những tác phẩm hiếm hoi nhạc không lời của Việt Nam chưa thật sự có tiếng vang để đi đến kết luận là "Không được công chúng hưởng ứng,không có người nghe,không có người xem là một nghệ thuật chết!"Và thế là,xuân thu nhị kỳ,có sự tài trợ của một sứ quán nước ngoài hay một công ty Toyota,Henessy ...nào đó,một số tác phẩm âm nhạc đích thực của thế giới (mà tác giả là người xuất xứ từ nước tài trợ )được ra mắt công chúng Việt Nam một lần.Mấy nhạc sỹ (mà đa số đều là các vị đương chức đương quyền) cũng nhờ đó "dây máu ăn phần" bằng một vài tác phẩm của minh!Thật tội nghiệp cho Giao hưởng của Hoàng Việt,của Hoàng Vân,Chu Minh,Nguyễn Đức Toàn,Nguyễn đình Tấn,Đàm Linh... và còn bao nhạc sỹ trẻ khác,học xong,tác phẩm chỉ biết... bỏ ngăn kéo vì tiền đâu để dàn dựng,ai dàn dựng để rồi bán vé chẳng ai mua,mời chẳng ai đến!Tội nghiệp cho các vị như Rostropovich,cho Danịel Safran...mà bác đã có dịp duọc chiêm ngưỡng sự thất vọng của họ khi họ "bị"điều đến Việt Nam biểu diễn.Một Shakepeare,một Voltaire,một Hugo,môt Lermontov,một Tchékov,một Heine không ai đọc(mà có đọc cũng chỉ đọc qua bản dịch),thạm chí có đọc cũng không thấy nó hay ở chỗ nào thi hỏi sao mà hiểu nổi một Bach một Beethoven chứ chưa nói đén những Bruckner,Stravinsky,Chostakovich sau này.Tất cả là do VÔ VĂN HÓA ÂM NHẠC mà chính thế hệ bác cố gắng tự bổ khuyết cho cái vốn liếng âm nhạc quá ư nhỏ nhoi,què quặt những năm cuối thế kỷ thư XX và đầu thế kỷ XXI này.Vậy làm sao để tự bồi dưỡng cho mình cái vốn vô tận và ngày càng nhiều,càng mới lạ,càng phức tạp hơn những điều mà các cháu đã học được ở nhà trường,ở nhạc viện,để miễn nhiễm với các hiện tượng âm nhạc rối rắm trong thời đại "kỹ nghệ giải trí"đã "địều kiện hóa "(conditionner) được cái "đa số tối thiểu"(majorité minimale-ví dụ cứ cho là 15 triệu trong số 85 triệu đi!)đang bị cuốn hút vào pop-rock-rap thì..nâng cao trình độ văn hóa âm nhạc lại cần phải đặt ra cấp bách,càng phải đầu tư thật nhiều.(Vấn đề này bác dã trinh bầy trong 'Hội nghi Nâng cao sáng tác va biểu diễn âm nhạc" tổ chức tháng 3/2006 tại Hanội nhưng xem ra cũng vẫn chỉ là một phát súng chỉ thiên chẳng trúng vào đâu cả)Trước mắt là :mỗi cháu hãy tự đầu tư cho mình cái vốn âm nhạc không bao giờ đầy đủ của các cháu.Hãy xử dụng những lợi thế của thời đại vi tính này mà nghe,mà đọc thật nhiều những trang nổi tiếng về âm nhạc,về các tác phẩm âm nhạc cũ và mới để biết thêm những điều mà chỉ cách đây ít năm thôi ,các điều phân tích về tác giả,tác phẩm ,thậm chí cả về tiểu sử của các vĩ nhân âm nhạc đều... lạc hậu (do tài liệu quá cũ kỹ).Thật đáng thương cho các bậc trưởng lão do hạn chế về ngoại ngữ,do không biết sử dụng computer đã không cập nhật được cái vốn âm nhạc của mình nên mang danh là giáo sư,tiến sỹ nhưng đều nhai lại những gì mà các thầy ngoại đủ mầu sắc đã phán những gì người ta đã phán tư thế kỷ 18,19!Các cháu ngày nay hãy cố gắng mỗi ngày bỏ ra một thời gian để trau dồi ngoại ngữ.Không những biết một,mà biết 2,biết 3 càng tốt..Các cháu sẽ có điều kiện hơn để đi vào một thế giới âm nhạc cực kỳ kỳ diệu mà trong đó Chân Thiện Mỹ vẫn là cái Đích vươn lên của mọi nền văn hóa âm nhạc của loài người./.
Thư này đã dài,bác sẽ còn đề cập đến cái đề tài này trong thư sau bằng cách kể chuyên cho các cháu nghe việc trau dồi văn hóa âm nhạc của chính bản thân bác như thế nào?Bác sẽ trả lời trong phạm vi có thể mọi câu hỏi cụ thể của các cháu.Bác post lên tấm ảnh bác chụp với các nhạc sĩ Anh, Pháp,Liên Xô, Bungari trong một hội nghị trao đổi về Le bien, Le beau,Le vrai

Monday September 3, 2007 - 06:59pm (ICT)

Next Post: Trả lời các friends tôi yêu quý nhất
Previous Post: Thật buồn khi lang thang trên mạng


Comments(4 total) Post a Comment



holan…
Offline IM

Nhưng thiên tài đâu có nhiều hả bác ? Ngay trên toàn thế giới cũng chỉ vài chục . Với một chế độ chỉ cho phép anh tự do bên lề đường bên phải thì lấy đâu ra thiên tài . Và sự ghanh ghét dìm chết biết bao người tài . Bởi lẽ đó cháu chọn nghe Moza , Bach , Beethoven ... tốt hơn .
Có một lần cháu được nghe ( Hay phải nghe) một bản giao hưởng của việt nam viết cho mục đích chính trị , muốn ói quá !

Monday September 3, 2007 - 07:21pm (ICT)



Aisso…
Offline IM

Trình độ văn hoá là một chuyện, ngoài ra cháu nghĩ còn bởi một điều rất căn bản mà sao chẳng thấy ai nói tới, cháu nghĩ do bởi cái "gu".
Văn hoá âm nhạc của cháu nó chỉ là số 0, nhưng cháu nghe nhạc cổ điển, do bởi nó lọt tai. Đối với nghệ thuật, diễn biến là có cảm xúc, hiểu, thích? cháu nghĩ là vậy. Nên nếu gặp một loại nhạc nào không hợp gu với mình, thì đừng nói là không thể có được cảm xúc, chỉ 5 phút ngồi tập trung nghe cũng còn khó.
Mà chả biết "họ" gu gủng thế nào, chứ cứ đề cao quá mấy bản nhạc trẻ thị trường, công nhận cháu cũng thấy dốt thật. Cái này là do lỗi của giáo dục mà ra.

Monday September 3, 2007 - 02:27pm (CEST)



Lisieux
Offline

Cảm ơn những điều Bác đã chia sẻ. Cổ nhân nói "Vô tri bất mộ" Bác ạ.
Thử nhìn vào thực trạng giáo dục nói chung và giáo dục âm nhạc nói riêng, sẽ thấy còn rất rất nhiều việc phải làm cho một tương lại tốt hơn của đời sống âm nhạc.
Bác Hồ nói là "phần nhiều do giáo dục mà nên" đấy ạ.
Và cái "gu", nói "to" hơn là quan điểm thẩm mỹ, về cơ bản cũng được hình thành từ việc người ta được giáo dục như thế nào, có đúng không Bác?
Cháu chờ được đọc tiếp thư sau của Bác ạ.
Chúc Bác khoẻ và vui ạ.

Tuesday September 4, 2007 - 12:18am (ICT)



tranb…
Offline

Kính thưa Bác. Internet thật kỳ diệu khi cho phép bọn trẻ chúng cháu được gặp những bậc kỳ lão như Bác. Các entries bác viết đều rất lôi cuốn, nhưng cháu đọc ngược dòng đến đây mới phần nào hiểu được vì sao lại có blog này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

- "Tô Hải Library" không chịu trách nhiệm về comment của bạn đọc.
- Hoan nghênh bạn đọc góp ý sát chủ đề mỗi Entry. Các comment "lạc đề" dù vô tình hay cố ý đều bị từ chối mà không cần báo trước.