Tuần kí số 5
Ở VIỆT NAM CÓ HAY KHÔNG TỰ DO SÁNG TÁC?
Đây là một vấn đề trong lúc tớ còn “đứng mục” văn hóa văn nghệ trên tờ Sài Gòn giải phóng thứ 7, tớ đã cố “tham mưu” cho mấy anh “nãnh đạo” văn nghệ biết là: Nước ta đã quá tự do trong sáng tác văn nghệ đến mức có nguy cơ làm mất bản sắc dân tộc. Những chuyện thi làm Michael Jackson, ăn cắp nhạc của Madona, các sao, các siêu sao thế giới sống sa đọa, trụy lạc, điên khùng, ra tòa, vào tù nộp phạt ở các nước trên thế giới tớ đều cố thông tin cho mọi người biết để cảnh giác với cái khiếu thẩm mỹ đang xuống cấp nghiêm trọng trong mọi gia đình.(kể cả trong giới nãnh đạo) Nhưng tất cả đều như… “nước đổ đầu vịt”, thậm chí có kẻ xếp tớ vào hàng “mấy ông già bảo thủ, lên mặt dạy đời” và cái tình hình âm nhạc “kinh thế thị trường” cứ thừa thắng xông lên : Các thứ báo cáo, kết luận tại các đại hội nhạc sỹ các cấp đều dành những từ xấu nhất như “ô hợp,” “lai căng”,”nhạc bẩn”.. để nói về tình hình âm nhạc của đất nước ta từ mhững năm cuối của thập kỷ 80- 90 . Khỏi kể đến những “nhạc sỹ- không- biết nhạc”, một số nhạc sỹ có tên trong các Hội T.Ư và địa phuơng cũng giúp cho phong trào “âm nhạc không kí âm” phát triển tới mức chiếm lĩnh toàn bộ thị trường sân khấu, màn hình,các thứ thi tài,”Ai đôn…” đã “phóng” lên những tác phẩm, những sao,siêu sao mới,trao giải cho cả tác phẩm 90,đến 100% là…”ĂN CẮP”! Năm 2008-2009 lại có thêm dịch vụ tải nhạc BẨN ,trên tivi mất tiền nữa. Thôi thì : “Chúc em bên người”, Đường ai nấy đi” “Yêu nè! Không yêu nè!”, “Đang nhậu đây! Gọi gì đấy”, “Con cái nhà ai xinh đáo để” “Bà xã ơi! Và cả những , “Number one”, “Forget me not”, “Sorry”…rất chi là giống bài hát Mỹ quốc!!Chỉ 15,000 đ, có ngay! Vài sản phẩm đặc biệt và một hình thức sáng tác kết hợp giữa âm nhạc và nhiếp ảnh “siêu tự do” nữa in ra ngòai bìa album những hình ảnh các “sao nam” “sao nữ” cực nghèo đến nỗi không còn gì để mặc càng làm cho những siêu tác phẩm đó được lóe sáng một cách bất thường!Chắc hẳn họ đang cố gắng theo kịp Vàng Anh khi chuyển nghề ca sỹ dưới cái tên Hoàng Thùy Linh đang được “công chúng”đón nhận để mua về vừa xem,vừa nghe,vừa ôn lại những cảnh làm…xiếc với Viêt Dart đã được tung lên mạng toàn cầu cách đây không lâu.! .Thôi thì, chẳng muốn tớ cũng phải up lên một vài hình ảnh của các sao,siêu sao Việt Nam đang tự do làm nghệ thuật đến thế nào để mọi người ….phê phán kẻo rồi lại mang tiếng là “ông già Khốt-ta-bít thích bỏ mẹ lên mà vẫn…đạo đức giả!”
hình ảnh mát mẻ của Minh Hằng
hình ảnh "khẳng định mình" của Nathan lee
Phút "vui vẻ" bên hai chàng trai của Thùy Lâm
hình ảnh "tự sướng" của Thủy Tiên
Mặc dầu báo chí của Đảng và nhà nước thỉnh thỏang cũng có “nhắc nhở” nhưng ,,,tiếc thay!càng nhắc nhở thì lại càng cứ y như là quảng cáo cho những siêu sản phẩm đó vậy. Chẳng khác nào những trang web ra vẻ lên án nhưng lại đưa những đường link tới cho hàng vạn kẻ tò mò tìm đến những phim con heo ,những phim scandal sex của các siêu sao thế giới đang trở thành mốt….lâu nay. ,
Không có một điều luật nào, một quy định nào cấm đoán sự phát tán những quan niệm,những “triết lý sống” “yêu đương bất cần đời”, “yêu đương lấy đuợc”, cả.!Tha hồ cho những “tác phẩm”kể trên dạy dỗ con em chúng ta về các cách yêu,về thủ thuât yêu,mưu mẹo yêu, yêu tay ba tay tư (“ngã tư tình”) .Không ai cấm,phạt vạ một “nhạc sỹ” dạy con em chúng ta “yêu một người là dại”, “tình một đêm “Anh chấp nhận anh là người thứ ba” (album Lưu Chí Vỹ) hoặc “Ăn bánh trả tiền”, “Trời cho trò chơi”, “Vấp cục đá” (Yến Trang Yến Nhi), “Yêu nhau chưa chắc sống cùng nhau”, “Yêu một người sống bên người khác”…. Và còn nhiều thứ “tuyên ngôn” bằng âm nhạc vô giáo dục, mất dạy nữa,cứ tiếp tục phát triển vô tội vạ!
Để kiếm được thêm nhiều tiền và để “tự sướng”, các siêu sao, hoa hậu, người mẫu chân dài dựa vào các nhà “lí luận về khỏa thân nghệ thuật.(?)” đã kết hợp với các nhà nhiếp ảnh,các sao đủ loại thi đua nhau...”cởi mở bằng hết những thứ cần phải đóng kín”!. Trong bài báo “Mát rượi một trời sao”, báo Công an thành phố có đề cập một cách nhẹ nhàng đến các lí do vì sao họ cần để lộ những thứ chỉ dành riêng cho vợ hoặc cho chồng mình.Họ tuyên bố “mát rượi”rằng “mát để làm từ thiện” như Thanh Hằng, Mai Phương Thuý…, Mát để minh họa cho chủ đề “Người đàn ông sống thật với chính mình”.như Nathalie Lee! Còn ca sỹ Cao Thái Sơn thì hứa hẹn “cởi vì công tác xã hội” và nếu cần “cởi” cho …công tác xã hội như ở nước ngòai họ đã “cởi” để đấu tranh cho việc săn bắt động vật thì tôi sẵn sàng. Báo cũng còn giới thiệu bộ ảnh 11 mỹ nhân Việt nude dưới ông kính của Bobby Nguyễn nào đó có tên là A “Awake the sexy.” Có đủ mặt Thanh Hằng, Phi Thanh Vân, Hồ Ngọc Hà, Ngô Thanh Vân, Tăng Thanh Hà, Linh Nga…Thế đó! Chỉ giới thiệu và….hết! Chẳng có phê phán gì hoặc có một “biện pháp nghiệp vụ” nào đối với các hành động thách thức dư luận này! Thậm chí cuối cùng ,bài báo chỉ kết thúc bằng một câu lý luận rấtchung chung ,giảng giải về nghệ thuật nude mà ai cũng đã biết: “Khỏa thân nghệ thuật là một phương pháp sáng tạo (!) Nhưng phải là cái đẹp mang tính nhân văn (?) chứ không chỉ đơn thuần là phô bày cơ thể”….chấm hết!
Vì sao có cái chuyện “tự do vô độ” trong “nghệ xuật” đó? Tự do đến mức đóng góp khá hiệu quả vào sự “xuống cấp nghiêm trọng của một bộ phần thanh niên” như ngày nay? Tại sao hàng trăm bài báo viết về đề tài này cũng chỉ như nước.. đổ lá khoai? Bản thân tớ cũng đã từng nổi khùng lên trong những bài báo, những bản “tham luận bom tấn” trước các đại hội nhạc sỹ tòan quốc với các đầu đề gây sốc như: “Nếu tôi được làm thủ tướng lấy một tuần,”, “Tất cả chỉ là do vô văn hóa âm nhạc”, “Làm gì để kỹ nghệ giải trí khỏi giết chết nghệ thuật đích thực”với những dẫn chứng cụ thể ngày nào?tháng nao?ở đâu ?tên tuổi là gì các vụ ăn cắp nhạc dù chỉ có 4 mơ-duya,những băng,nhóm ,tên tuổi nào đã bị ra ròa,bị vào tù,bị phạt nặng đén phải rã đám chỉ vì lời lẽ bậy bạ,chửi bới ,kích thích dục tính…..của các tên tuổi nổi cộm,những siêu sao đầy mình xì-căng-đan ( hiện có lưu trong kỷ yếu của Hội nhạc sỹ Việt Nam và Viện âm nhạc) thậm chí có trao tay cho các ông Đào Duy Quát, Nguyễn Khoa Điềm, hy vọng rằng các ông đó sẽ có những biện pháp, những luật lệ để hạn chế các thứ văn nghệ chống Chân- Thiện- Mỹ. để nhân dân được nhờ….Nhưng cuối cùng,…thì.. mọi sự “hăng máu vịt” đều … rơi tõm vào khoảng không còn tình hình âm nhạc (sự thật chỉ nên gọi là tình hình bài hát Việt) ngày cang tồi tệ,vô phương cứu chữa.Bất kể anh xe ôm,chú bán bánh mỳ,cô bia ôm nào,nếu có tí khiếu âm nhạc đều có thể có album riêng của mình,đều có thể tự hát lên những gì mình nghĩ về tình yêu,về đánh đề,về nhậu nhẹt bằng những lời lẽ Việt hoặc Anh,hoặc Tầu …..mà nghệ sỷ đó muốn.Chẳng ai cấm đoán duyệt xét gì nếu “anh,chị ca sỹ,nhạc sỹ tự tạo” đó …chỉ cần bỏ ra 200.000 đến một phòng thu âm tư nhân như Jet Studio là …xong ngay!Nếu “nghệ sỹ” đó lại có ‘tài’,chịu “mất”cái gì đó mà có thêm chữ ký cho phép của một Nhà Xuất Bản Nhà nươc,đóng dấu cái cộp và… dán tem thì coi là nhệ sỷ nọ đã lên sao 90%!Còn 10% là “ăn bom” đó được phát trên Tivi và được một số nhà “báo bộ” phóng lên thì con đường trở thành “tác phẩm hay nhất trong năm”,”Ai-đôn”(?) trong năm là cái chắc! Điều này ,do tớ tự sống cách ly với xã hội quá lâu nên không nhận ra nên vẫn cứ làm cái trò đánh nhau với cối xay gió hoài!.. Thì ra tớ quá “ngây thơ… cụ”. thật! Người ta đâu có lo gì thậm chí còn khuyến khích những thứ “sáng tác” văn nghệ đó. Hoặc quan niệm nó là cái thứ chẳng phải lề phải mà cũng chẳng phải lề bên trái mà lo. Cứ thử chúng mày cho ra một bài “Đả đảo Trung Quốc, xâm chiếm Trường Sa” hay “Bùn đỏ bô- xít giết dân tộc ta” xem! Lập tức sẽ có biện pháp mạnh ngay vì các loai bài đó đã “chính trị hóa âm nhac”,hoặc bị các “lực lượng thù địch lợi dụng để ”kích động chống phá ,lật đổ Đảng ta,Chính Phủ ta ,. Miễn bàn cãi ngay tắp lự!l Nói một cách khác , ở nước này cho chúng mày muốn vẽ gì thì vẽ, muốn hát gì thì hát, muốn ăn cắp nhạc của nhau hoặc của nước ngòai thì cứ việc, “chính quyền không can thiệp, chuyên môn không can thiệp” ( Tuyên bố của thiếu tướng An Thuyên). Phim càng nhiều cảnh “nóng”, nhạc càng nhiều cảnh “mát”, gu quần chúng càng ngày càng hướng về những thứ “Yêu một người lấy một người”, “Kiếp đánh đề” thì lớp lớp thanh niên càng ít nghĩ đến “yêu nước yêu niếc”, “Biểu tình biểu tiếc” cho thêm rách việc. Việc gì phải ra những luật lệ cấm cái nọ, cấm cái kia để cho những kẻ xấu lên án mình là thiếu dân chủ. Còn ở dưới cơ sở thì “anh em” sẽ bị mất cơ hội “làm ăn” khi cấp giấy phép cho ra hàng vạn album, cho phép đi nước ngoài như đi chợ để tuyên truyền cho “bộ mật mới” của âm nhạc Việt Nam !Biết đâu ,nhờ những hoạt động “âm nhạc toàn cầu hóa”,không tuyên truyền,không khô cứng như xưa, mà có thêm nhiều nước c ông nhận là Việt Nam đã có Kinh Thế thị trường”!
Để trả lời cho một số friends ở nước ngòai hỏi tớ về việc ở Việt Nam hiện nay có được tự do sáng tác không thì tớ xin trả lời như sau : Tuyệt đối tự do, cực kì tự do, tự do vô hạn độ,tự do gấp triệu lần các nước tư bản trừ dùng văn nghệ để chống lại chủ trương ,nghị quyết của Đảng và nhà nước. Nói sai chết liền!
TRI TÂN, ÔN CỐ
Nhân đây, tớ cũng xin kể chuyện một thời cũng được gọi là tự do sáng tác mà chúng tớ, những người làm công chức- văn nghệ nhà nước đã phải trải qua :Đó là Tự do sáng tác theo yêu cầu của Đảng!hoặc nói một cách văn hoa hơn như Cholokhov là “Vâng,chúng ta viết theo yêu cầu của Đảng,nhưng trái tim chúng ta đã thuộc về Đảng nên cái gì chúng ta viết ra đều xuất phát từ chính trái tim mình!!!”
Với phương châm “văn nghệ phục vụ công nông binh”, văn nghệ là “vũ khí đấu tranh giai cấp”, sau đây là những “công đoạn sáng tác” mà người văn nghệ sỹ chúng tớ, anh nào anh nấy đều phải tiến hành dể “ra cho được” sản phẩm
A.-THỜI HÒA BÌNH
1) Học tập nghị quyết ,ví dụ: Hướng đề tài sắp tới do “Ban”(có khi là Tuyên Huấn,có khi là Ban Bí Thư,cũng có khi là do ngay các Đảng Đoàn Văn Nghệ chủ trương)chỉ đạo đề tài tập trung về nông nghiệp, về công nghiệp, về thương nghiệp…văn nghệ sỹ ăn lương nhà nước đều được “bồi dưỡng” thảo luận nghị quýet số ……về vấn đề sắp có nhiệm vụ viết...
2) Đi thực tế, “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với đối tượng mà mình phải ca ngợi, phải tuyên truyền để họ thấy được cái vinh quang nghề nghiệp của họ mà ra sức sản xuất ,chiến đấu…
3) Tập trung tại một trại sáng tác hay tự do về nhà cho đến khi nào hòan thành tác phẩm thì tổng kết đợt sáng tác, góp ý kiến
4) “Các đầu ra”( lúc đó rất… hẹp), chỉ có đài phát thanh và dăm ba tờ báo, một nhà xuất bản, lai rai cho ra mắt những tác phẩm nào mà một ban biên tập nữa thấy là “hay” nhất.
5)Lên lương hay trở thành “quan văn nghệ”, trở thành Đảng viên hay mãi mãi sống trong “quần chúng” cũng là từ đây. Kết quả là: Một loạt tác phẩm giống nhau về nội dung thậm chí cả từ câu mở đầu đến câu kết thúc ông ổng ra đời, Chỉ riêng một đề tài về nông nghiệp sau một đợt tớ có mặt tham gia thì tớ có tới… ba bài mà tớ viết chỉ trong vòng ba tiếng. Nó biến mất trong công chúng cũng như những bài “Ba cái cây” “Chống hạn làm chiêm”, “Nước về”, “Cánh đồng làng”, “Nhiều phân tốt lúa”. Về Công nghiệp thì “Em yêu anh công nhân”, “Thêm những nhà máy mới”, “Chúng ta người thợ mỏ”, “Anh thợ đường dây”, “Cô thợ hàn”, “Nhịp máy khoan”,…Hàng lô hàng lốc những tác phẩm được in thành chữ, được phát thành âm tưởng rằng sẽ động viên được tinh thần người công dân ,nông dân bằng những lời lẽ tự nhiên chủ nghĩa, thực dụng chủ nghĩa đến thô thiển chủ nghĩa đã đi đến hiệu quả gì? Nhân đây tớ kể một câu chuyện vui: Trong một chuyến báo cáo sáng tác mới tại hội trường mỏ than Cọc Sáu, Đảng ủy mỏ có triệu tập một số công nhân đến để nghe và góp ý kiến thì một bác công nhân có năm mươi năm tuổi…mỏ đứng lên phát biểu rất thẳng thắn và chí lý…: “Tôi cứ tưởng tối nay được xem một vở cải lương “Lương Sơn Bá Chúc Anh Đào” hay vở chèo “Quan âm Thị Kính” gì đó … ai ngờ vừa ở trong lò chui ra thì lại được nghe tòan những bài hát “Vào lò nào! ta vào lò”, “Than ta chòong, goòng ta đua”, “Ta cuốc này, ta đào này”…Đi xem văn nghệ lại gặp phải những chuyện đào bới cuốc mà chúng tôi đã phải làm đến mệt đứt hơi cả ngày rồi thì có chán không cơ chứ!”.Không một anh nhạc sỹ nào trong bọn tớ thấy tự ái vì thấy bác thợ mỏ đó nói trúng phóc cái ý của mình!Bác ấy biêt thừa biết rằng bọn nhạc sỹ đưa cho bác ấy ăn toàn …rau muống,dù có sào,nấu,dù có thêm cà thịt bò,hành tỏi thơm phức nhưng cái mà người công nhân cần không phải mãi mãi là cái món văn nghệ…rau muống này!
1) Càng đi thực tế thì càng sáng mắt ra vì những người nông dân, công nhân không hề như những gì mà các cán bộ tuyên huấn “nói dối lem lẻm”(Nguyễn Khải)Với đời sống cơ cực, làm việc vất vả thậm chí gấp hai gấp ba lần xưa để kết quả lao động của họ đi đâu?, tương lai của họ sẽ được gì(?) hay chỉ là hai chữ “vinh quang”nói mãi phát chán!”…. Những điều suy nghĩ trái chiều, trong lúc ba cùng, với những con người công nhân,nông dân thật sự, họ đều “tâm sự” ra hết với chúng tớ,Đăc biệt mọi mặt trái của nghị quyết về nông nghiệp có lúc chính các vị lãnh đạo cao nhất của địa phương cũng “nói nhỏ” cho cánh tớ biết mà hai người điển hình hay cởi mở nhất với cánh tớ là Ngô Duy Đông(Bí thư Thái Bình) và Kim Ngọc!(bí thư Vĩnh Phú) Thậm chí Ngô Duy Đông còn nói rằng :”5 tấn là tớ báo cáo bớt đi đấy!Để bà con còn chút ít mà…ăn chứ làm càng nhiều thì …nộp càng nhiều….thôi! chứ bà con ở đây đã vượt con số 5 tấn đó rồi, sợ báo cáo đúng thì năm sau lấy đâu mà… tiến lên”!.... Tớ vội cướp ngay ý này để làm một bài hát hơn cả “Bài ca năm tấn” của Nguyễn Văn Tý về… số lượng: “Hẹn mùa mười tấn năm sau”,cũng được khen thưởng được xuất bản thu thanh, thu đĩa để rồi …xếp só và tớ cũng…quên luôn!….Hiệu quả nghệ thuật thì thua xa Nguyễn văn Tý nhưng hiệu quả…kinh tế thì vượt hơn NVT nhiều lần!
2) Tất cả những bài phục vụ kịp thời, đề tài định hướng từ nghị quyết,sáng tác theo nhiệm vụ càng ngày càng…phát triển không ngừng về số lượng…. thậm chí có những bài nhờ biết sử dụng kĩ thuật, nhờ tìm ra được một vài ý tưởng, một vài hình tượng khá …ma lanh,láu cá như “Năm tấn thóc để góp phần đánh Mỹ”, “Ruộng đất quê ta không có nghỉ một ngày”, “đất với người cùng một dòng suy nghĩ” “Phải làm gì cho tiền tuyến hôm nay?”, được giải thưởng khá to. Nhưng cuối cùng thì anh em cánh tớ và cả tác giả cũng phải nhận là chẳng việc gì phải đi thực tế mới viết được “ba cái thứ đó”. Dù tác giả có “khéo”đến mấy , thì cuối cùng “thực tế thật” cũng xếp xó tất cả !,ngay cả những gì ca ngợi họ thì họ càng thấy mỉa mai họ mà thôi!những ca ngợi “Dáng đứng Bến Tre” ,”Tôi,ngườii thợ lò”chỉ làm cho họ chẳng thèm nghe,chẳng thèm hát những điều các ông nhạc sỹ cách mạng “bịa” ra nữa rồi vì hôm nay đây ,ở Bến Tre là loạn cướp đât,cướp nhà đến mức dáng đứng trở thành những dáng..nằm của những mái tóc dài bay trong gió” nay đã búi ngược lên đầu,đi lên Sài Gòn , biểu tình nằm để đòi hỏi Quốc Hội điều tra về bọn cường hào mới ở nông thôn.Còn anh thợ lò…”sinh ra từ những ngày cờ đỏ bay trên núi Bài Thơ”,chắc giờ này anh phải cay đắng khi nghe lại “Tổ Quốc đang cần than như con thơ cần sữa mẹ”vì cả cuộc đời anh lam lũ để nhìn thấy Than Lậu?(đựoc phép?) hớt tay trên tài nguyên của Tổ Quốc bằng máy đào, máy khoan,bằng từng đoàn xe,từng đoàn tầu chở giữa thanh thiên bạch nhật hàng triệu tấn than sang….Tầu đến gần ba năm trời mới bị phát hiện và được gọi là “than thổ phỉ” rồi chuyển thành vụ “than lậu” mà cho tới giờ kẻ nào là thủ phạm đich thực,chỉ huy,lãnh đạo tối cao nó,bao che nó là ai thìo…có lẽ không bao giờ được nêu đích danh….Anh nghĩ gì khi nếu có một ông phát thanh,truyền hình phát lại những bài bọn tôi viết về vinh quang của các anh,về cuộc sống chấp nhận bóng tối của hầm lò để đời con được vĩnh viễn sông trong ánh sáng!Tớ đã công khai lên án tớ về bài “Ngày mai con lại…lên tầng” (Thương Huyền và dàn nhạc cuaĐài PTTNVN )là tớ đã “xui dại” con tiếp chân cha vào con đường “cốc làm cò sơi” là như dzây đó!
Thời kỳ tiếng hát át tiếng bom –Đây là thời kì nở rộ nhất về tác phẩm và tác giả ,cũng như nở rộ nhất về cái sự “khẩu hiệu hóa” các bài hát : Nào là “Nếu Mỹ kia thò tay lên đất này, ta chặt ngay!” “Phải giết lũ giặc Mỹ”, “ngẩng đầu lên, nhìn chúng nó, bắn!” “Đánh đích đáng, đánh đích đáng!” “B quăng sai” (b52) “Quyết tâm phải thắng! Đã đi là thắng”….Mới đầu, thực tế chiến trường chỉ dành cho các văn nghệ sỹ Quân Đội.Nhưng đánh nhau bằng bài hát thì….dành cho tất cả ai muốn trở thành nhạc sỹ trong thời kỳ nay!Số nhạc sỹ không có mặt ở chiến trường một ngày nào thì lại càng “lên gân” hơn ai hết. Nếu có một cái máy thống kê, tất cả những bài hát kiểu “Đế Quốc Mỹ hãy coi chừng!” thì chắc chắn sẽ có một số lượng bài hát …khổng lồ đến máy cũng chào thua luôn vì chỉ riêng một cá nhân một vị đã có “gan” kể công tới 2000 tác phẩm phục vụ tổ quốc , những tác phẩm “hát rồi bỏ” những tác phẩm mà đến nay chẳng còn ai kể cả tác giả nhớ nổi giai điệu, lời ca nó như thế nào. Tất cả dẫn chứng mà tớ kể ở trên do làm nghề xuất bản hơn 30 năm nên tớ còn lưu trữ đựoc một số để thỉnh thoảng có việc laays ra mà…tức cười,Tớ không hề bịa
Tóm lại, làm cái nghề nhạc sỹ ăn lương viết theo đề tài chỉ thị thời cánh tớ quả là dễ, quá dễ, nên dễ bỏ,dễ quên,trừ mấy ông còn ôm cứng lấy chúng để vòi Đảng tấm huân chương,cái bằng giải thưởng Nhà nước,Hồ Chí Minh ! vì họ chẳng còn cái gì để kể công âm nhạc nữa. Nhạc sỹ Văn Chung còn có chủ chương viết sẵn thành “lương khô” một số bài ,cần đề tài nào thì chỉ đặt lời vào là xong!.Anh nói: “Trăm bó đuốc thế nào cũng bắt được con ếch”,Và con ếch” anh bắt được chính là “Gái thôn Đoài,trai thôn thượng”,anh viết khi chẳng cần đi thực tế,Còn những “con nhái”như “Ai bảo rằng cấy thưa thì thừa thóc,” “Đắp đập be bờ,….,”Bờ vùng,bờ thửa”…thì….thơi thế và chính .nông dân hoặc kỹ thuật nông nghiêp hiện đại đã trả lai anh và các kho băng của Đài PTTNVN!!
Riêng đối với tớ, mỗi lần đi thực tế đều là dịp để tớ hòan thành những… hợp đồng ’làm ăn”’ với các nhà hát, xưởng phim là chính. Vậy mà, đi mỏ về tớ có tới bốn bài phục vụ đúng nghị quyết, chủ trương của Đảng. Còn các vị Hoàng Vân, Lê Lôi, Hồ Bắc, Đỗ Nhuận thì cũng chẳng khác gì tớ, “viết là viết vậy kẻo mà…”! Ấy vậy mà vẫn cứ phải tuân lệnh lên đường. Tất cả những thời gian có “thực tế thật” trong chiến trường, trên đường 559 đã làm nhiều cây bút như tớ không dám nói dối trước cái chết của hàng vạn con người. Nếu ai đó có hô hào là “Còn gì vui hơn đường ra trận mùa xuân” hoặc đặt tên B52 là “B quăng sai” thì chẳng qua là làm cái nhiệm vụ mà Đảng giao cho chứ mấy ai dám viết những chuyện gì xảy ra ngay trước mặt mình, trong lòng mình. Đặc biệt lạ lùng là hầu hết những tác phẩm may mắn còn xót lại đến ngày nay thỉnh thoảng được mang ra dùng lại chính là của những người chẳng hề một ngày phải cần đến thực tế :Đối diện với những cái chết rồi phải suy nghĩ,dằn vặt “Vì sao?Để làm gì?.Chết cho lý tưởng gì?như tớ thì quả là đi thực tế chiến trường chỉ…có hại!
Tớ có thể kết luận chắc nịch rằng tất cả những bài hát viết không theo yêu cầu của trái tim mình, viết trong những công đoạn sáng tác như tớ vừa kể, viết để báo cáo, viết để lấy thành tích, viết để kiếm chác quyền lợi hoặc chức vụ thì dù có một trăm ông Văn Như Hoa (người Hoa?) cũng không thể bắt các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình duy trì nó như một “của quý” lấy từ bảo tàng âm nhạc (dự định thành lập) ra mà thi đua với Pop rock rap ngày nay
Chỉ khổ cho những anh nào trót mang tên nhạc sỹ nhưng chỉ biết làm những bài hát khẩu hiệu thì nay đố các cháu 8x,9x, biết anh ta là ai?tác giả bài gì?ở đâu?Còn sống hay đã chết? . May mắn cho những ai biết trong khi viết những bài khẩu hiệu phục vụ kịp thời thì vẫn xây dựng những tác phẩm cho riêng mình. Tớ may mắn có một “Nụ cười Sơn Cước”trong chiến tranh được “ sống” ở miền Nam và một “Tiếng hát biên thùy” được “sống” ở miền Bắc!...Nếu không thì…cũng chung số phận với các vị “chuyên gia” vẽ tranh cổ động bằng âm thanh,dù tên tuổi có được báo chí thỉnh thoảng nhắc đến khi tác phẩm phát lên sóng trong những ngày “cúng cụ” thì tất cả, kể cả vợ con tớ ,đều chuyển sáng kênh ..phim Hàn Quốc !
“Thế hệ chúng tớ khổ thế đấy
“Làm rất nhiều xong còn lại chẳng bao nhiêu”
“Thời thế đã vất đi không thương tiếc “
Cái tự do nhất thế giới mà tớ kể ở trên không dành cho loại HÈN lâu như tớ nữa rôi!Than ôi!Than ôi!
Cụ Hải ơi ,cụ vô đây để tải cái bài
Trả lờiXóa"Hẹn mùa mười tấn năm sau" nhé
http://www.mediafire.com/?lit33yjiym2
Nghe lại cho đỡ nhớ cụ ạ.
A friend