Blog này là của một nhân chứng lịch sử đã 62 năm sống trong lừa dối và đi lừa dối mọi người. Blog này chỉ có nói lên sự thật, sự thật và sự thật. Blog tôi dành cho những người trẻ, hãy đọc và suy nghĩ về những gì mình đang chứng kiến trong cuộc sống....! không dành cho những kẻ HÈN, nghĩ một đằng làm một nẻo. Cấm những kẻ cơ hội, những tên phản động với Tổ Quốc tôi vào đây nói bậy!

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Nhật ký mở lại lần thứ 87: TRẦN PHU, TRẦN PHÚ, TRẦN PHÙ… ÔNG LÀ AI DZẬY ?

Nhật ký mở lại lần thứ 87

TRẦN PHU, TRẦN PHÚ, TRẦN PHÙ… ÔNG LÀ AI DZẬY ?

Ngày 29 tháng 4 năm 2014




Hai ngày liền, lần đầu tiên kể từ ngày khai sinh nước VNDCCH cho tới hôm nay là C.H.X.H.C.N.V.N.trên Tivi nhà nước, người ta phát đi, phát lại một chương trình tưởng niệm cấp Nhà Nước, có khá đầy đủ các người đứng đầu đảng cộng sản và quốc hội cộng sản 94% ở hai địa điểm Phú Yên và Hà Tĩnh...

Ở đó, họ cho lập các đến đài, bàn thờ hoành tráng, kéo nhau đến xì xụp khấn vái để kỷ niệm một ông “thánh chết” của họ, ngỏm củ tỏi đã... 83 năm (nghĩa là năm tớ mới lên…5!) ở cái tuổi… 27! Ông này về nước làm cách mạng cộng sản sau khi tốt nghiệp trường Đại Học Đông Phương Liên Xô dưới cái tên Likvey và là người được bầu là Tổng Bí Thư đầu tiên của Đảng họ (lúc đó chỉ có đúng 7 người họp nhau ơ Hương Cảng… (Ông Hồ bị... “cho ra dìa” kể từ khi sang Nga không cho dự họp quốc tế cộng sản mà chỉ làm đại biểu của “Nông Dân Quôc Tế”).
Vậy mà, trong các “báo cáo - diễn văn khoa học”, người ta cứ xưng xưng bốc phét lên là… "Trần Phú, người học trò xuất sắc của… Hồ Chủ Tịch?” (hơn ông Phú có… 14 tuổi )… Mình lại nhớ về những kỷ niệm “không hay ho” gì về cái ông chỉ hoạt động cách mệnh vô sản trong nước đúng có từ tháng 3/1931 đến 19/4/1931 nghĩa là được chưa đến một tháng thì bị mật thám Pháp tóm cổ do chính đồng chí phản bội Ngô Đức Trí của Phú chỉ điểm.
Tuy vậy, cái ông Phú này đã nổi tiếng vì cái ĐỀ CƯƠNG ĐẠI (VÔ)VĂN HÓA “TRÍ PHÚ ĐỊA,HÀO, ĐÀO TẬN GÔC TRỐC TẬN RỄ” để rồi bao kẻ ngu trung, cơ hội theo đề cương này mà phá tan hết mọi cơ cấu xã hội ngàn đời của Việt Nam. Đau khổ nhất là giới trí thức, văn nghệ sỹ, mãi tận hôm nay vẫn là… đối tượng cần "cải tạo, giáo dục?” nếu không quy phục bề trên! Ông này, trong các buổi học tập bồi dưỡng chính trị cho văn nghệ sỹ miền Bắc (kể cả miền Nam, sau “Đổi Mới” vờ vĩnh được mấy tháng) đã hơn một lần được các nhà lãnh đạo cao cấp như Tố Hữu, Hoàng Tùng,Trần Độ... nêu lên như một bài học xương máu về bệnh “ấu trĩ tả khuynh”...
Và chính tớ đã được nghe trực tiếp Vũ Kỳ kể: Khi vào Bảo Tàng Cách mạng mới khánh thành, Bác đã đứng khá lâu trước hình Trần Phú rồi chỉ tay nói với rất nhiều người đi theo là : "Chú này ngày xưa gây nhiều khó khăn cho Bác lắm đấy!”

Vậy mà... đã 110 năm rồi, người ta bỗng bỏ bao tiền bạc công sức ra để di chuyển đến tận 2 nơi xa xôi cách Ba Đình cả 5, 7 trăm cây số để “ăn mày cái vinh quang” chẳng thơm tho gì của cái lão chủ trương “giết! giết nữa bàn tay không ngơi nghỉ...” này?

Sau đây là bài viết kịp thời trên facebook của tớ; Đã có nhiều ý kiến, tài liệu được bổ sung... Mong các bạn tiếp tục góp ý. Nhất là: Mục đích của họ là gì đây? Đầu óc tớ dạo này hơi bị hạn chế về phân tích và tổng kết (analyse-synthèse) mất rồi !

Sợ quá! Sợ quá! Kỷ niệm quốc gia về người anh hùng của Đảng họ Trần Phú: Tác giả của luận cương (vô) văn hóa :TRÍ PHÚ ĐỊA HÀO ĐÀO TẬN GỐC TRỐC TẬN RỄ, người Tổng bí thư Cộng Sản Việt chính thức đầu tiên với cái tên Lý Quý khi ở Tầu và Likvey khi được đào tạo ở Đại Học Đông Phương ở Liên Xô..., kém ông Hồ đúng 14 tuổi, nhưng đã tỏ ra cộng sản hơn cả đàn anh, nhất là đề cương chính trị: Phân chia dân tộc Việt ra các giai cấp để làm cách mạng, diệt trừ không thương tiếc những ai có tiền, của, ruộng đât và nhất là có... học (Trí Thức)! Chính thức về nước tháng 3/1931 chưa làm được cái trò trống gì thì ngày 19 tháng 4/1931 đã bị Tây tóm cổ! Rồi... "hy sinh anh dũng" tại.... Bệnh viện Chợ Quán Saigon. Thế mà toàn dân phải lễ vái kỷ niệm ông "Thánh tổng bí thư của họ" trẻ (26 tuổi) đã cống hiến cái gì to lớn thì đến bố tớ và tớ (khi tay này chết tớ - nay 88 tuổi - mới lên 4!) Nhục cho dân tộc này quá làng nước ơi! Quang Trung, Lê lợi thậm chí cả đến Nguyễn Thái Học, Đề Thám... đâu có được ai tổ chức cho một cái kỷ niệm dù cấp xã, huyện hay tỉnh!? Mỗi lần nhắc đến tên hắn tớ lại nghĩ đến những Nguyễn Manh Tường, Trần Đức Thảo và hàng ngàn văn nghệ sỹ bị đấu đá, đi cải tạo (?) theo đề cương văn hóa của hắn mà tởm! Mong mọi người hãy cảnh giác, dừng mắc lừa! Chú ý xem vì sao năm nay họ lại kỷ niệm theo cấp nhà nước cái tên bí thư của bọn họ chết cả 83 năm trời mà chẳng ai biết, ngoài cái đề cương "giết, giết nữa bàn tay không ngơi nghỉ" của hắn đã được lớp đàn con ,đàn cháu ngu trung và cơ hội áp dụng để muôn năm cai trị dân tộc khốn khổ này ! "

6 nhận xét:

  1. Nhìn cái mỏ chuột của Trần Phù là thấy không đáng tin rồi!

    Trả lờiXóa
  2. Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến của Bác Tô Hải !

    Trả lờiXóa
  3. ồ́́́́́ sao ông Hồ lại đứng rất lâu trước ảnh TP tôi nhớ đã đọc ở đâu đó có tài liệu viết NTMK vợ cuả ông TP có thời gian họat động với NAQ. Trong điều kiện bí mật điều gì sẽ xảy ra. Nên ông Hồ nói với đám bậúsầu chú này ngày. xưa hay gây khó dễ cho bác lắm tôi đạt gt là có thể TP ghen các bạn thử đoán xem

    Trả lờiXóa
  4. ZONES D'OMBRE

    http://www.lemonde.fr/a-la-une/article/2014/05/06/dien-bien-phu-bataille-contre-l-oubli_4412355_3208.html

    Nguyen Dung Chi, un vieux monsieur espiègle et plein d’humour, se souvient des premières heures de la victoire. S’il n’a pas été le premier à entrer dans le PC du commandant en chef, il y a pénétré peu après la chute. « Le silence est tombé sur Dien Bien Phu, se remémore-t-il ; ça pue. L’odeur des morts, mais aussi celle des blessures en putréfaction de tous les soldats français qui gisent çà et là. »

    Il croise Geneviève de Galard, surnommée « l’ange de Dien Bien Phu », l’infirmière restée jusqu’à la fin pour s’occuper des blessés et des mourants.

    « Je vais vers elle, elle lève les mains, elle dit : “Ne tirez pas !” Je lui demande : “Où est le PC ?” Elle fait un geste de la main : “Là-bas !”

    Je me dirige vers le poste de commandement. Il est vide. Sur la table du général, je vois un atlas ouvert à la page d’une carte de l’URSS ainsi qu’un stylo Parker et un couteau de parachutiste. » M. Nguyen sourit : « J’ai pris le stylo et le couteau en souvenir… »

    Reste des zones d’ombre, des incertitudes :

    la fameuse photo des soldats vietnamiens plantant le drapeau rouge à l’étoile jaune sur le PC, c’est de la fiction,
    comme l’écrit Dao Thanh Huyen, journaliste francophone qui a piloté le livre Dien Bien Phu, vu d’en face : paroles de bo doï (Nouveau Monde Editions, 2010).

    « Ainsi n’y eut-il jamais de drapeau vietminh sur le QG de De Castries, scène pourtant symbolique de la victoire du Vietnam colonisé contre une grande nation et un vieux colonialisme. Cette histoire de drapeau a été fabriquée de toutes pièces. » TẤM HÌNH lá cờ Việt Minh trên Trạm Chỉ huy của Tướng
    de De Castries

    Chuyện TẤM HÌNH lá cờ CHỈ LÀ CHUYỆN thêu dệt của TƯỞNG TƯỢNG như Nhà báo ĐÀO THANH HUYỀN tổng biên tập quyển sách băng tiếng Phá Dien Bien Phu,

    Autre controverse : le haut commandement français avait demandé à ses officiers de ne pas se soumettre à une humiliante reddition.

    La version vietnamienne diffère : « Après la fin des tirs, assure Nguyen Dung Chi, j’ai vu nombre de tissus de couleur blanche, parachutes, chemises ou autres, être brandis, çà et là, par les soldats français. »

    Soixante ans après la bataille, la polémique n’est peut-être pas totalement terminée.

    Bruno Philip (Bangkok, notre correspondant en Asie du Sud-Est)

    Trả lờiXóa
  5. Nhóm Máu CHÀM CS làm khổ báo oán dân VN ta đấy !

    Trả lờiXóa

- "Tô Hải Library" không chịu trách nhiệm về comment của bạn đọc.
- Hoan nghênh bạn đọc góp ý sát chủ đề mỗi Entry. Các comment "lạc đề" dù vô tình hay cố ý đều bị từ chối mà không cần báo trước.